Khủng long không phải động vật trên cạn?
Phát hiện loài khủng long bạo chúa siêu lớn / Phát hiện dấu chân khủng long hiếm cách đây 170 triệu năm
Những đặc điểm này hiển nhiên không hề lý tưởng cho việc di chuyển trên mặt đất. Mới đây, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge (Anh) tuyên bố đã tìm ra câu trả lời: đó là vì khủng long thực ra sống ở... dưới nước chứ không phải trên cạn.
Giả thuyết mới tin rằng, khủng long chủ yếu sống ở dưới nước. |
“Việc nghĩ về khủng long như những sinh vật dưới nước sẽ giúp giải thích mọi chuyện”, Ford tuyên bố. Trong giả thuyết mang tính hoàn toàn mới này, Ford tin rằng những chiếc đuôi là công cụ hỗ trợ bơi tuyệt vời cho những con khủng long ngoại cỡ. “Chỉ có vậy mới giải thích được vì sao nhiều con khủng long nặng tới 100 tấn nhưng lại chỉ đứng trên đôi chân rất nhỏ. Trong khi ấy, những loài động vật lớn nhất hiện nay như voi và tê giác đều có 4 chân”.
Tương tự, chỉ có giả thiết rằng khủng long sống dưới nước mới giải thích được vì sao đuôi chúng quá cỡ, trong khi đuôi voi và tê giác rất nhỏ.
Tuyên bố trên Tạp chí Khoa học Laboratory News, Ford tuyên bố “Tôi dám chắc rằng khủng long chủ yếu sống dưới nước. Cơ thể cồng kềnh của chúng sẽ dễ dàng xoay trở hơn khi ở trong môi trường nước”.
Nhà nghiên cứu Brian Ford cho rằng chính chiếc đuôi quá khổ sẽ giúp khủng long bơi tốt trong nước. |
Mặc dù vậy, Tiến sĩ Paul Barrett của Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh) đã lên tiếng phản bác giả thiết của Ford. Theo Tiến sĩ Barrett, ý tưởng khủng long sống dưới nước đã từng rất phổ biến trong những năm 20, nhưng từ thập kỷ 60, người ta đã giải thích được rằng đôi chân khủng long có sức mạnh cơ bắp “dư thừa” để có thể di chuyển dễ dàng trên mặt đất. Việc thả chúng xuống nước sẽ khiến khủng long gặp khó khăn khi hô hấp và khó di chuyển, bởi đáy hồ toàn là bùn đặc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo