Khoa học - Công nghệ

Lạng Sơn: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa

DNVN – Mới đây, Sở KH&CN Lạng Sơn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa tại huyện Hữu Lũng” do TS. Lê Tất Khang, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng, Bộ KH&CN làm chủ nhiệm đề tài.

Đổi mới sáng tạo mở: Giá trị mới trong nền kinh tế chia sẻ / Mobile Money xóa khoảng cách số trong thanh toán điện tử

Đề tài được thực hiện với mục tiêu chung: Phục tráng và phát triển mít bản địa theo hướng sản xuất hàng hóa và xây dựng thương hiệu mít, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng.

Trong thời gian từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 10 năm 2021, đề tài đã tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất mít tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đề tài đã tiến hành việc tuyển chọn được 30 cây mít ưu tú và từ đó chọn ra 15 cây mít có năng suất cao, chất lượng tốt ít sâu bệnh, lập hồ sơ để trình Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn thẩm định, công nhận cây đầu dòng.

TS. Lê Tất Khang, chủ nhiệm đề tài trình bày tại hội nghị.

TS. Lê Tất Khang, chủ nhiệm đề tài trình bày tại Hội nghị.

Đề tài đã nghiên cứu hoàn thiện được 2 quy trình sản xuất mít đặc sản bản địa bao gồm: quy trình nhân giống mít và quy trình thâm canh tổng hợp mít bản địa áp dụng cho huyện Hữu Lũng và các địa phương có điều kiện tương tự.

Cùng với đó, đã xây dựng thành công 4 mô hình bao gồm: Mô hình vườn giống gốc (quy mô 1ha); mô hình vườn nhân giống mít với quy mô 0,3 ha; mô hình trồng mới mít bản địa với quy mô 10ha; mô hình thâm canh mít theo hướng sản xuất hàng hóa trong thời kỳ kinh doanh với quy mô 5ha.

Đồng thời, tổ chức tập huấn kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất mít cho 100 lượt người và tổ chức thành công 01 hội thảo khoa học về phát triển bền vững mít bản địa tại Hữu Lũng.

Đề tài Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa tại huyện Hữu Lũng là công trình có giá trị khoa học và thực tiễn cao, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững vùng mít bản địa, đặc sản và nâng cao năng lực sản xuất mít hàng hóa cho người dân huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn.

 

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm