Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn loài thạch sùng mí Cát Bà
7 hướng nghiên cứu của khoa học phòng chống COVID-19 giai đoạn mới / Sản xuất thử nghiệm tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ lọc tuần hoàn
Thạch sùng mí Cát Bà là 1 trong 21 loài đặc hữu của đảo Cát Bà, có giá trị nổi bật, đặc trưng của hệ sinh thái núi đá vôi quần đảo nơi đây. Tuy mới được phát hiện và mô tả dựa trên bộ mẫu chuẩn thu được từ đảo Cát Bà vào năm 2008, nhưng thạch sùng mí đã nhanh chóng trở thành đối tượng bị săn bắt, buôn bán để làm sinh vật cảnh, được đưa vào danh lục đỏ IUCN (các loài cực kỳ nguy cấp trên thế giới) vào năm 2016.
Theo đó, từ khi được mô tả và công bố, Vườn Quốc gia Cát Bà chưa có những số liệu cụ thể về địa điểm phân bố, hiện trạng quần thể loài Thạch sùng mí Cát Bà, do vậy việc triển khai đề tài là cần thiết nhằm góp phần bảo tồn loài sinh vật này trong tương lai.
Nhóm nghiên cứu khảo sát loài Thạch sùng mí Cát Bà trong khuôn khổ đề tài.
Nhóm tác giả đề tài đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh học, hiện trạng quần thể, các nhân tố đe dọa loài và sinh cảnh sống của loài thạch sùng mí Cát Bà trên cơ sở thiết lập 15 tuyến điều tra, khảo sát trên các đảo lớn nhỏ thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà.
Với 525 mẫu cá thể thạch sùng mí ghi nhận được, nhóm nghiên cứu nhận thấy, kích thước con đực trưởng thành thường lớn hơn con cái trưởng thành; các chỉ số đo hình thái khác ở con đực cũng lớn hơn so với con cái; trọng lượng con đực trưởng thành (đạt 16,39 ± 6,36g) lớn hơn con cái trưởng thành (đạt 15,38 ± 6,90g). Nhiệt độ trung bình tại các điểm ghi nhận thạch sùng mí Cát Bà khoảng 19,2 - 32,40C; độ ẩm trung bình khoảng 63 - 96% tại các vách đá, hang hốc đá trong rừng trên núi đá vôi có chất lượng tốt, với độ che phủ cao khoảng 88,98 ± 21,50%.
Nghiên cứu cho thấy, thạch sùng mí Cát bà phân bố chủ yếu ở độ cao ≤ 100m và sinh cảnh ưa thích là rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi.
Qua nghiên cứu các mối đe dọa với loài thạch sùng mí Cát Bà (gồm săn bắt, buôn bán và sử dụng, phát triển du lịch thiếu kiểm soát, phá hủy sinh cảnh, biến đổi khí hậu), nhóm nghiên cứu đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn loài này.
Trong đó, một số giải pháp tiêu biểu như: đề xuất các địa điểm ưu tiên bảo tồn loài theo các tuyến khảo sát; các giải pháp về quản lý, cơ chế chính sách, tuần tra giám sát (sự quan tâm phối hợp của các ngành hữu quan, kiểm soát săn bắt và buôn bán, tuyên truyền giáo dục...); các giải pháp về nâng cao nhận thức, đề xuất các mô hình sinh kế cho cộng đồng dân cư với các đối tượng cán bộ quản lý, khách du lịch, người dân và học sinh; các giải pháp bảo tồn nguyên vị (bảo vệ sinh cảnh, bảo tồn quần thể, vùng cần ưu tiên bảo tồn) và các giải pháp bảo tồn chuyển vị (nhân nuôi sinh sản)...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ra mắt ứng dụng 'Sáng kiến Hưng Gia', kết nối các thế hệ và phát triển văn hoá gia tộc Việt
Hà Nội ban hành kế hoạch thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID
Liên kết đào tạo với doanh nghiệp ngoại: Đòn bẩy bứt phá ngành bán dẫn
Đà Nẵng tìm giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đề án thành phố đổi mới sáng tạo