Phát hiện vật thể lạ giống rắn khổng lồ bay qua hệ Mặt Trời
Bảng giá xe Subaru tháng 2/2021 / Bảng giá xe Ford tháng 2/2021: Ưu đãi lớn
Theo nghiên cứu từ Đại học Virginia (Mỹ), "bóng ma" hình rắn khổng lồ đó là một "sợi dọc thiên hà", chính là tàn tích của một thiên hà cổ đại bị Milky Way nuốt mất. Milky Way, tức thiên hà chứa Trái Đất, từ lâu đã được biết đến như một dạng thiên hà "quái vật", đã nuốt chửng ít nhất 16 thiên hà khác để đạt được kích thước khổng lồ ngày nay.
Cấu trúc "bóng ma" kỳ lạ đang bay qua hệ Mặt Trời - ảnh: Đại học Virginia
Bài công bố trên Astrophysical Journal cho biết trong khắp Milky Way có khá nhiều sợi dọc thiên hà như thế này. Sợi đang đi ngang hệ Mặt Trời không làm ảnh hưởng gì đến ngôi sao mẹ của chúng ta cũng như các hành tinh, bao gồm Trái Đất, dù đủ sức làm rung chuyển cả thiên hà.
Theo Phys.org, sợi dọc đang đi ngang hệ Mặt Trời là tàn tích của thiên hà lùn hình cầu Sagittarius, thứ đã va chạm với Milky Way 3 tỉ năm trước và bị nghiền nát.
Theo nhà thiên văn học Xinlun Cheng, thành viên nhóm nghiên cứu, mục đích chính của họ là tìm hiểu vì sao cấu trúc đĩa thiên hà thay vì đối xứng thì lại bị cong vênh, với các cạnh cong liên tục chuyển động quanh vành ngoài của thiên hà.
Sử dụng thông tin từ thiết bị quang phổ hồng ngoại APOGEE mà Đại học Virginia phát triển trong những năm qua, kết hợp với dữ liệu từ vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), các nhà thiên văn đã nắm bắt được các sợi dọc thiên hà nói trên - thủ phạm của sự xáo trộn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển
Ứng dụng công nghệ trong phòng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử