Sai lầm 'chết người' khi đi xe máy nhiều người mắc cần bỏ ngay
Những sai lầm cơ bản người mới lái xe thường mắc phải / Sai lầm tai hại khi thay nhớt khiến xe máy tay ga xuống cấp không phanh
>> DÒNG BÀI HOT: BẢNG GIÁ XE
Xe máy là phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam, hầu hết người trưởng thành đều có thể đi xe máy. Tại các thành phố lớn, số lượng phương tiện này tăng cao nhanh chóng, bình quân mỗi người một xe. Tuy nhiên hầu hết đi xe máy theo thói quen mà không biết cách đi an toàn và bảo dưỡng xe để giữ độ bền.
Chỉ dùng phanh trước rất dễ bị ngã
Đây là sai lầm phổ biến nhất của hầu hết mọi người, đặc biệt là những người mới biết chạy xe.Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những tai nạn không đáng có. Bởi lẽ, khi xe gặp tình huống bất ngờ phía trước, nhiều người sẽ dồn hết lực để bóp phanh trước (phanh bên phải) do thuận tay.Đối với những xe có phần đầu tương đối nặng, nếu chỉ bóp phanh trước xe sẽ dễ bị mất cân bằng, khiến người lái bị ngã.
Chạy ngay sau khi nổ máy tàn phá động cơ
Nhiều người nghĩ chạy ngay sau khi nổ máy là một thói quen hoàn toàn vô hại, tuy nhiên đây là một sai lầm tai hại có sức tàn phá khủng khiếp lên động cơ xe. Bởi vì sau một thời gian không sử dụng, động cơ xe máy cần thời gian để làm nóng tới nhiệt độ lý tưởng cho việc vận hành.Nếu người lái chạy xe ngay sau khi nổ máy, động cơ xe sẽ không kịp đạt ngưỡng nhiệt độ lý tưởng để vận hành này.
Khởi động xe từ số lớn tốn nhiên liệu
Sai lầm khác mà nhiều người cũng thường mắc phải đó là khởi động và điều khiển xe ngay khi số vẫn còn ở mức 3 hoặc 4. Làm như vậy sẽ khiến xe tốn thêm nhiều nhiên liệu, xe chạy ì và khó tăng tốc. Đặc biệt, mọi thứ sẽ còn tệ hại hơn nếu xe phải chở thêm người hay vật nặng.
Phanh gấp dễ ngã
Khi xe vận hành với tốc độ cao, động cơ xe cần phải hoạt động nhiều hơn để phát ra công suất lớn hơn. Nếu người lái giảm tốc đột ngột, động năng của xe sẽ chuyển thành nhiệt năng trên các bố thắng và tản vào không khí, dẫn đến việc làm tiêu hao nhiên liệu.
Chạy xe khi xăng đã về vạch E nhanh hỏng máy
Theo kỹ thuật viên của những hãng xe máy, thường xuyên vận hành xe khi bình xăng đã cạn có thể gây tác động xấu lên hiệu quả hoạt động của động cơ, khiến mặt trong bình xăng bị gỉ do tiếp xúc với không khí.
Mỗi loại xe máy có một cấu tạo kỹ thuật, đặc điểm vận hành với ưu, khuyết điểm riêng, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu về cấu tạo xe và thành thục những kỹ năng vận hành khác nhau. >> Xem thêm: Môtô 250 phân khối, giá gần 52 triệu đồng, ‘đe nẹt’ Yamaha FZ 25, KTM Duke 250
Người điều khiển phải biết kết hợp tăng ga, bóp côn và vào số nhịp nhàng. Xe phân khối lớn và xe ga thường có trọng lượng nặng hơn xe số, vì thế, cách ôm cua an toàn nhất là phải nghiêng người lợi dụng sự thăng bằng của thân xe để cua (không nên dùng tay lái như xe số vì trọng lượng xe nặng, dễ bị văng ra khỏi xe). >> Xem thêm: Cận cảnh Honda Rebel 500 2020,giá 180 triệu tại Việt Nam Với dòng xe thể thao (Sport bike) như: Honda Wave, Future, Yamaha Exciter... do có trọng lượng nhẹ hơn, thiết kế khí động học, lốp bám đường nên có thể ôm cua từ 45-60 độ (tuy nhiên bạn cũng cần nhớ rằng tốc độ an toàn nhất khi vào cua ở những xe này là từ 40-60 km/h). >> Xem thêm: Ngắm Suzuki Intruder 150, giá 89,9 triệu đồng tại Việt Nam Ngược lại, ở dòng xe côn, phân khối lớn (Cruiser) lại không thể thực hiện những cú ôm cua như xe Sport, cách vào cua an toàn nhất là phải lấy lái rộng hơn, khúc cua càng gấp thì tốc độ xe phải càng giảm xuống (tuyệt đối tránh bẻ lái ôm cua khi xe đang chạy tốc độ cao, cố gắng giữ xe cân bằng, không lắc tay lái).
>> Xem thêm: XE HOT (28/9): Giá lăn bánh Hyundai Santa Fe mới nhất, 5 xe sedan tiết kiệm nhiên liệu nhất tại VN Điểm chung trong thao tác LXAT của tất cả các loại xe máy là phải biết kết hợp giữa phanh trước và phanh sau trong từng tình huống, điều kiện đường sá... Khi bóp phanh phải cùng lúc nhấp nhả nhịp nhàng cả phanh trước và phanh sau, tuyệt đối không bóp cứng phanh. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo