Sơ suất nhỏ hậu quả lớn mọi tài xế nên biết nếu quên hạ phanh tay khi đỗ ô tô
Những kinh nghiệm bỏ túi cho tài xế khi đi qua đường bị ngập / Cách phòng tránh phù lốp xe mà tài xế cần biết
>> DÒNG BÀI HOT: BẢNG GIÁ XE
Xe ô tô tự lùi do tài xế quên hạ phanh tay khi đỗ xe
Theo các chuyên gia ô tô, có hai trường hợp xảy ra khi quên hạ phanh tay: hoặc quên hẳn, hoặc có hạ nhưng chưa hạ hẳn khiến phanh tay vẫn ăn nhẹ. Tuy nhiên, ghi nhận từ nhiều ý kiến lái xe về vấn đề này cho thấy dù là trường hợp nào thì nhiều người chưa hiểu rõ hoặc chưa lường hết những thiệt hại do sơ suất này gây ra.
Vụ việc mới xảy ra gần đây nhất tại một bãi đỗ xe trước quán ăn ở Bangkok, theo đó chiếc xe ô tô Mitsubishi Mirage màu xanh đậu trước một quán ăn trong khi chủ nhân vào ăn trưa. Tuy nhiên, vừa đậu được một lúc, chiếc xe ô tô từ từ lùi ra giữa đường, rất may chiếc xe ô tô này không đâm vào bất kỳ chiếc xe nào trên con đường đông đúc phương tiện đi lại.Các nhân viên quán ăn sau đó đã chạy đến giúp đưa chiếc xe ô tô trở lại bãi đậu xe trước khi chủ nhân của chiếc xe quay lại và xin lỗi vì sự cố.
Một vụ việc tương tự xảy ra tại bãi đỗ xe ở thành phố Thuận Đức, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Diễn biến vụ việc được camera giám sát của bãi đỗ xe ghi lại. Cụ thể, đoạn video cho thấy, khi thấy thanh chắn phía trước không tự động nhấc lên, nữ tài xế của chiếc xe ô tô màu đỏ đã mở cửa xe, bước một chân ra ngoài, với tay định ấn nút mở. Tuy nhiên, chiếc xe bất ngờ lăn bánh, tông gãy thanh chắn, khiến người phụ nữ bị ngã xuống đất. Cửa xe vướng vào trụ thanh chắn nên đóng lại và kẹp vào nữ tài xế.Sau đó, một nhóm người gần đấy đã đến đẩy chiếc xe ra, giải cứu người phụ nữ. Nữ tài xế bị bất tỉnh nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
Theo cơ quan điều tra, nguyên nhân vụ việc được cho là do nữ tài xế mải nói chuyện điện thoại và quên kéo phanh tay.Đây là một bài học đáng nhớ cho các tài xế khi lái xe bởi việc quên kéo phanh tay lúc đỗ xe có thể gây ra các va chạm và tai nạn ngoài ý muốn.
Lưu ý khi sử dụng phanh tay xe ô tô
Trên phần lớn các loại xe ô tô hiện nay, hệ thống má phanh dừng (phanh tay) sử dụng loại phanh đĩa hoặc tăng-bua, được thiết kế độc lập hoặc kết hợp với hệ thống phanh chính, nhưng tất cả vẫn nằm trong cụm phanh sau. Khi má phanh dừng vẫn còn sát vào tăng-bua hoặc đĩa phanh nên việc ma sát lớn giữa má phanh và tăng-bua hoặc đĩa phanh sẽ sinh nhiệt rất lớn khi xe chạy, làm cho má phanh có thể bị cháy.
Bên cạnh đó, phớt và mỡ bôi trơn bi moay-ơ bị đốt nóng sẽ bị chảy và gây hỏng rất nhanh. Cảm biến ABS (chống bó cứng bánh xe) gắn trên cụm phanh cũng có thể bị hỏng, đồng thời dầu phanh bị sôi cũng có thể khiến phanh giảm tác dụng.
Ngược lại, lúc dừng hoặc đỗ xe, các lái mới thậm chí là nhiều tài già vì sơ xuất mà quên kéo phanh tay. Khi cần số chưa về vị trí N hoặc dừng ở địa hình dốc, xe rất dễ bị trôi. Đó là điều cực kỳ nguy hiểm.
Một sơ suất nhỏ đôi khi lại gây hậu quả lớn. Do đó nên tạo thói quen mỗi khi đỗ xe là phải kéo phanh tay. Khi xe di chuyển, kiểm tra táp-lô để biết mình hạ phanh tay hay chưa.
Khi đỗ xe ở trên mặt đường dốc, tài xế sẽ sử dụng phanh tay để xe không bị trôi xuống. Mặc dù ít được sử dụng và chịu tải kém hơn so với phanh chân, nhưng khi đã làm việc thì hệ thống phanh tay thường phải làm việc vài giờ đồng hồ, vài ngày hay thậm chí cả tháng.
>> Xem thêm: Cận cảnh Mitsubishi Pajero Sport 2020 vừa ra mắt tại Việt Nam, so kè với Toyota Fortuner, Hyundai Santa Fe
Hệ thống phanh tay được thiết kế độc lập so với hệ thống phanh chân – phanh chính, cũng có thể sử dụng phụ trợ cho phanh chân khi phanh chân gặp sự cố. Tuy nhiên phanh tay được thiết kế chỉ để hãm lại các bánh xe khi ở trạng thái nghỉ nên độ giảm tốc của nó rất kém. Nếu lái xe dùng phanh tay để dừng xe đột ngột là cực kỳ nguy hiểm.
>> Xem thêm: Lý do chọn mua VinFast Fadil trong tầm giá 300 triệu đồng
Hiện nay, các nhà sản xuất đã sử dụng phanh đĩa thay vì phanh tay trống trên các xe đời mới để tăng độ bền và độ an toàn. Chính vì thế khi sử dụng, tài xế chỉ cần đạp chân trái xuống một lần, đạp một lần nữa để nhả ra. Loại phanh này hiện được sử dụng cả trên xe số tự động và cả xe số sàn. Tuy vậy, nhiều tài xế không thích xe có thiết kế phanh này vì đã có thói quen dùng cần phanh tay.
>> Xem thêm: XE HOT (7/10): Bảng giá xe số Yamaha tháng 10, 10 xe SUV cỡ nhỏ an toàn nhất năm 2020
Ngoài ra để đảm bảo an toàn cần thường xuyên kiểm tra và tiến hành bảo dưỡng hệ thống phanh tay ở những gara đảm bảo uy tín, chất lượng để tránh kẹt phanh do khô dầu hay rỉ sét.Khi phát hiện xe không ăn phanh, hãy kiểm tra lại phanh, nếu không thì phải thay má phanh (đối với xe dùng phanh tang trống).
>> Xem thêm: Giá lăn bánh sedan hơn 500 triệu vừa ra mắt tại Việt Nam, đối thủ của Toyota Vios, Honda City
Đặc biệt, khi đỗ xe qua đêm thì nên dùng cần phanh tay, dù cho tài xế có đỗ xe nhiều ngày cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến hệ thống phanh tay hay phanh chính.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công nghệ số: Động lực then chốt thúc đẩy kinh tế xanh
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò