Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất
Những lưu ý khi sử dụng điều hòa ô tô vào mùa đông / Những điều phụ nữ cần lưu ý khi lái ôtô
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe bị mất
Trường hợp Giấy phép còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 03 tháng
Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, người có Giấy phép lái xe bị mất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe như sau:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu quy định;
- Hồ sơ gốc phù hợp với Giấy phép lái xe (nếu có);
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại Giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
- Bản sao CMND, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện Giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại Giấy phép lái xe.
Ảnh minh họa.
Người có Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:
- Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;
- Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Người lái xe chuẩn bị 01 bộ hồ sơ dự sát hạch lại, bao gồm:
- Bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam); Hộ chiếu còn thời hạn (đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài);
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
- Đơn đề nghị đổi (cấp lại) Giấy phép lái xe theo mẫu quy định có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;
- Bản chính hồ sơ gốc của Giấy phép lái xe bị mất (nếu có).
Khoản 6 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, thời gian cấp Giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe bị mất tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép lái xe. Người lái xe chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
Bước 3: Nộp lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe
Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định cụ thể lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe bị mất như sau:
- Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần.
- Phí sát hạch lái xe:
+ Đối với thi sát hạch lái xe máy (hạng xe A1, A2, A3, A4): Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.
+ Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.
Bước 4: Nhận Giấy phép lái xe cấp lại
Theo thời hạn trên giấy hẹn, người làm thủ tục đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để nhận Giấy phép lái xe được cấp lại.
Như vậy, việc làm thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe bị mất là bắt buộc đối với mọi tài xế. Khoản 5, khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 800.000 đồng - 06 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy, ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe máy, ô tô mà không có Giấy phép lái xe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Microsoft thúc đẩy người dùng Windows 10 mua máy tính mới
An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Bước tiến quan trọng thúc đẩy kết nối công nghệ Úc với doanh nghiệp Đà Nẵng
Chuỗi sự kiện ra mắt sản phẩm mới thường niên SaaS Day 2024