Khoa học - Công nghệ

Trái Đất xuất hiện một Mặt Trăng tí hon mới

Tiểu hành tinh này đã bị trọng lực của Trái kéo vào quỹ đạo. Tuy không có kích cỡ như Mặt trăng thực, nhưng về mặt vật lý nó lại như một Mặt trăng thứ hai vậy.

Vì sao võ sĩ Samurai phải mổ bụng tự sát? / Vì sao con cháu nhà Trần xưa thường mang tên các loài cá?

Tiểu hành tinh này có tên 2020 CD3. Đây là tiểu hành tinh thứ hai được phát hiện bay xung quanh Trái đất. Tuổi thọ của nó sẽ không kéo dài, tuy nhiên vào thời điểm này, 2020 CD3 trở thành một Mặt trăng nhỏ quay quanh hành tinh của chúng ta.

Đây là phát hiện của Kacper Wierzchos và Theo dore Pruyne - hai nhà thiên văn học chuyên khảo sát bầu trời. Họ đang làm việc tại Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh tại ĐH Arizona.

Trái đất xuất hiện một Mặt trăng tí hon mới (Ảnh minh họa)

Ban đầu, cuộc khảo sát của hai nhà khoa học nhằm khám phá và theo dõi các vật thể bay gần Trái đất có thể gây nguy hiểm cho hành tinh. Các báo cáo sau đó được gửi về Văn phòng Điều phối Phòng thủ Hành tinh của NASA. Ba năm trước, họ đã vô tình tìm thấy 2020 CD3 khi nó vừa bị trọng lực Trái Đất “bắt” được.

“Tiểu hành tinh này chỉ tạm thời bị ràng buộc với Trái đất. Nó sẽ sớm di chuyển đi hoặc bị phá hủy”, NASA thông báo.

“Không có bằng chứng rằng đây là một vật thể nhân tạo. Các tiểu hành tinh thường có đường kính từ 1,9-3,5 m. Hiện các quan sát và nghiên cứu về 2020 CD3 đang được khuyến khích”.

Tiểu hành tinh đầu tiên bị bắt vào quỹ đạo của Trái đất được phát hiện vào tháng 9/2006 trên bầu trời Catalina. Ban đầu nó có tên TCO, viết tắt của cụm từ “vật thể bị bắt tạm thời”, sau đó các nhà khoa học đổi tên cho nó thành 2006 RH120.

 

“Không giống như 2020 CD3, câu chuyện về vật thể 2006 RH120 có nhiều điểm gây tranh cãi hơn. Quỹ đạo bay của nó giống với một số tên lửa đẩy thời kỳ Apollo, do đó nhiều nhà khoa học cho rằng nó chỉ là một vật thể nhân tạo”, trang web của cuộc khảo sát ghi.

Với những tiến bộ về khả năng quan sát vũ trụ ngày càng tăng, thời gian tới có thể sẽ có nhiều vật thể "bay lạc" vào quỹ đạo của Trái Đất được quan sát hơn.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm