Vệ tinh NanoDragon “Made in Vietnam” sẽ được phóng lại vào ngày 7/10
Đắk Nông: Công nhận vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao đầu tiên / Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Sau sự kiện hoãn phóng vệ tinh lên vũ trụ vào ngày 1/10, chiều nay, ngày 4/10, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học – Công nghệ Việt Nam) cho biết JAXA vừa thông báo lịch phóng vệ tinh NanoDragon vào quỹ đạo sẽ diễn ra từ 7 giờ 51 phút 21 giây đến 7 giờ 55 phút 16 giây ngày 7/10, tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima (Nhật Bản).
Theo kế hoạch ban đầu, NanoDragon được phóng vào quỹ đạo khoảng 7 giờ 51 phút ngày 1/10. Tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản sẽ được điểm hỏa và phóng lên quỹ đạo, mang theo vệ tinh NanoDragon cùng với 8 vệ tinh khác của Nhật Bản.
Vệ tinh NanoDragon “Made in Vietnam” sẽ được phóng lại vào ngày 7/10.
Tuy nhiên, khoảng 19 giây trước khi phóng, JAXA đã tạm dừng khẩn cấp để kiểm tra hệ thống. Sau khi kiểm tra, JAXA đã quyết định hoãn sự kiện trên. Đây là một sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển vệ tinh nhỏ “made in Vietnam” của VNSC, nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030", được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
NanoDragon được phát triển với các mục đích làm chủ công nghệ phát triển hệ thống vệ tinh nhỏ của Việt Nam; thử nghiệm hệ thống, công nghệ chùm vệ tinh siêu nhỏ có thể thu tín hiệu, nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển; hoàn thiện hiệu chỉnh, chất lượng hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh.
Vệ tinh NanoDragon dự kiến hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển