Khoa học - Công nghệ

Sắp diễn ra tọa đàm “Ứng xử truyền thông với công nghệ tiên phong”

DNVN - Ngày 5/10 tới đây sẽ diễn ra buổi Tọa đàm “Ứng xử của truyền thông với công nghệ tiên phong” trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp ĐMST Quốc gia - TECHFEST Việt Nam 2021.

Giới khoa học tranh cãi về tác dụng của nọc độc rắn với COVID-19 / Ứng dụng công nghệ cảm biến trong giám sát chất lượng không khí

Ngày 5/10/2021, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia - TECHFEST Việt Nam 2021, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC), Văn phòng đề án 844, Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (NSSC), phối hợp cùng Làng Công nghệ tiên phong, Làng Công nghệ Giải trí - truyền thông với sự đồng hành truyền thông của Tập đoàn Qualcomm Việt Nam tổ chức "Tọa đàm Ứng xử của truyền thông với công nghệ tiên phong" và lễ ký ghi nhớ hợp tác thúc đẩy hoạt động truyền thông hướng đến hình thành mạng lưới truyền thông Quốc gia về khởi nghiệp sáng tạo.

Các diễn giả tham gia tọa đàm “Ứng xử của truyền thông với công nghệ tiên phong”.

Các diễn giả tham gia tọa đàm “Ứng xử của truyền thông với công nghệ tiên phong”.

Tại hội thảo, các tập đoàn công nghệ, chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cùng chuyên gia truyền thông cùng thảo luận các vấn đề liên quan đến công nghệ mới, cơ hội thách thức của công nghệ tiên phong ở Việt Nam. Đồng thời, chiến lược truyền thông phù hợp để truyền thông và công nghệ cùng song hành trong giai đoạn tới nhằm thu hút, vinh danh các chuyên gia công nghệ có khả năng thiết kế những sản phẩm có tính cạnh tranh tầm thế giới.

Đại diện các bên cũng đề xuất cách tiếp cận, chia sẻ kinh nghiệm, định hướng chiến lược truyền thông hiệu quả cho tập đoàn và startup công nghệ tiên phong, trước xu thế phát triển của thị trường công nghệ mới.

Các chủ đề sẽ được thảo luận trong tọa đàm gồm: những tác động của AI (trí tuệ nhân tạo) và robotic trong cuộc sống của người và Công nghệ tiên phong - Chiến lược truyền thông là phù hợp?

Bên cạnh 2 hoạt động thảo luận chuyên đề thảo luận về tiềm năng và sự đón nhận của công nghệ tiên phong tại Việt Nam, góc nhìn của đại diện cơ quan quản lý nhà nước, đánh giá của chuyên gia truyền thông về việc lan tỏa và truyền cảm hứng để công chúng có cái nhìn đúng với những công nghệ này. Mục tiêu của hội thảo thúc đẩy những kết nối sâu giữa các các bên, mở ra cơ hội hợp tác, xây dựng được chiến lược truyền thông phù hợp, trong bối cảnh tốc độ phát triển rất nhanh của các công nghệ này ở Việt Nam và thế giới.

Sự kiện còn có Lễ ký ghi nhớ hợp tác thúc đẩy hoạt động truyền thông hướng đến hình thành Mạng lưới truyền thông Quốc gia về khởi nghiệp sáng tạo nhằm triển khai các chương trình và dịch vụ cụ thể về truyền thông có sức lan tỏa, vinh danh cho công nghệ tiên phong và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị truyền thông cùng phối hợp xây dựng được các thông điệp mang tầm quốc gia về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo về những vấn đề rất mới mẻ với mong muốn phát huy hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của truyền thông trong tiến trình phát triển một quốc gia có năng lực công nghệ cao, một đất nước thịnh vượng.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, sự kết nối trở nên dễ dàng hơn nhiều nhờ công nghệ tiên phong như Blockchain, AI, 5G... Theo khảo sát Người tiêu dùng Toàn cầu của Statista năm 2020, Việt Nam đứng thứ 2 về về mức độ phổ biến blockchain, điều đó cho thấy khả năng tiếp cận và quan tâm tới công nghệ của thế hệ trẻ Việt Nam hoàn toàn cạnh tranh được với quốc tế, và với sự quyết tâm, đầu tư hợp lý Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển nhiều lĩnh vực công nghệ mang tính dẫn dắt.

Để chủ động tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Đảng và Nhà nước Chính phủ đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ thông qua các chủ trương, chính sách như Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030, Quyết định 942/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025.

Gần đây nhất, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 6/9/2021 thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

Cùng với sự thúc đẩy từ Chính phủ, các công nghệ tiên phong còn nhận được sự đóng góp về trí tuệ, kinh nghiệm, sự dẫn dắt và truyền cảm hứng của các chuyên gia công nghệ có khả năng thiết kế những sản phẩm có tính cạnh tranh tầm thế giới. Thị trường, nguồn nhân lực chất lượng cao cùng chính sách tạo điều kiện của chính phủ, tận dụng tốt lợi thế đang có, Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành trung tâm công nghệ mới của khu vực.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm