Khoa học - Công nghệ

Xu hướng máy bay điện lên ngôi

Nhiều hãng hàng không trên thế giới đang tìm cách thay thế các đội bay già cỗi của mình bằng những máy bay hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu và thải ra ít khí CO2 hơn.

Khai trương Hệ thống thư viện công nghệ - STEAM hub toàn quốc / Nâng cao chất lượng sản phẩm thiên nhiên: Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin về tiêu chuẩn kỹ thuật

Triển lãm hàng không Farnborough đang diễn ra tại Anh. Triển lãm kéo dài 5 ngày, là cơ hội để các nhà sản xuất máy bay giới thiệu những sản phẩm và tiến bộ công nghệ mới nhất.

Có thể thấy, nhiều hãng hàng không trên thế giới đang tìm cách thay thế các đội bay già cỗi của mình bằng những máy bay hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu và thải ra ít khí CO2 hơn.

Một chiếc máy bay chở khách sử dụng động cơ điện là sản phẩm của hãng Wisk Aero, một liên doanh của Mỹ được thành lập bởi nhiều công ty, trong đó có Boeing. Mẫu máy bay này được coi là taxi bay của tương lai. Dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong nửa cuối thập kỷ này.

Xu hướng máy bay điện lên ngôi - Ảnh 1.

Máy bay động cơ điện của Wisk Aero (Ảnh: Wisk Aero)

Không để kém cạnh, Airbus cũng giới thiệu nguyên mẫu máy bay đô thị chạy bằng điện eVTOL với kế hoạch đặt trụ sở hoạt động tại sân bay Munich, Đức. Ước tính sẽ có 100 nghìn chiếc máy bay loại này hoạt động vào năm 2040, chở 800 triệu hành khách mỗi năm. Đây chỉ là hai trong số những giải pháp của nhiều hãng máy bay để giảm thiểu phát thải của ngành hàng không.

Xu hướng máy bay điện lên ngôi - Ảnh 2.

Máy bay chạy bằng điện eVTOL của Airbus (Ảnh: Airbus)

Ông Jakob Wert - nhà báo chuyên về hàng không - nhận định: "Có thể thấy nhiều mẫu máy bay cỡ nhỏ được phát triển với động cơ điện. Nhưng khó có thể chế tạo máy bay điện cỡ lớn do trọng lượng của pin. Chúng ta chắc hẳn chưa thể sớm trông thấy máy bay Boeing 777 chạy bằng điện. Các nhà sản xuất máy bay cũng đang thử nghiệm nhiều giải pháp công nghệ khác nhau. Một số đang phát triển các động cơ lai. Ví dụ như Airbus muốn chế tạo máy bay chạy bằng Hydrogen".

Hàng không đang chiếm từ 2 đến 3% phát thải của thế giới. Tỷ lệ này khiến nhiều người cho rằng ngành này có thể trì hoãn mục tiêu trung hòa Carbon so với một số ngành có mức phát thải cao hơn. Nhưng với việc nhu cầu di chuyển bằng đường không và giá nhiên liệu hóa thạch đều có chiều hướng gia tăng, phát triển công nghệ xanh đang ngày càng trở nên cấp thiết với ngành hàng không.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm