Chế độ lấy gió trong và gió ngoài trên xe ôtô có gì khác nhau? Làm đúng vừa sạch xe vừa tiết kiệm nhiên liệu
Đối thủ của Toyota Camry trình làng với thiết kế cực “chất”, siêu tiết kiệm xăng, giá hơn 620 triệu đồng / Đối thủ của Mercedes-Benz GLC ra mắt với công suất 455 mã lực, siêu tiết kiệm xăng, giá hơn 1,7 tỷ đồng
Hiện nay, đa số các mẫu ô tô đều được trang bị chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Cả hai chế độ này đều có nguyên lý hoạt động tương tự nhau là thu luồng không khí bên ngoài để đưa vào dàn nóng của hệ thống điều hòa xe. Tuy nhiên, điểm khác nhau là một chế độ lấy luồng không khí từ bên ngoài xe và một chế độ lấy luồng không khí từ ngay trong xe.
Ảnh minh họa
Chế độ lấy gió ngoài: Xe ôtô sẽ lấy gió ngoài từ bên ngoài môi trường, màn lọc của xe sẽ giữ lại bụi bẩn và thổi không khí sạch vào bên trong nội thất.
Ở chế độ này màn lọc của xe sẽ giữ lại bụi bẩn và thổi không khí sạch vào bên trong nội thất. Ưu điểm lớn nhất của chế độ lấy gió ngoài là tạo ra được sự lưu thông không khí trong xe và có một lượng oxi tươi cung cấp cho người ngồi trên xe.
Nhưng hạn chế cũng chính là khi mà không khí bên ngoài ô nhiễm. Nếu xe đi vào những khu vực nhiều khói bụi hay có mùi khó chịu thì khoang cabin xe cũng có thể bị lây nhiễm. Dù hệ thống điều hòa có lọc gió nhưng cũng khó có thể lọc sạch hay khử mùi hoàn toàn. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ ngoài trời cao thì quá trình làm mát sẽ chậm hơn.
Chế độ lấy gió trong: Tái sử dụng luồng không khí bên trong cabin của xe để lọc và thổi qua các cửa gió và làm mát cho hành khách. Tại đây cũng có một lọc gió để giữ lại bụi bẩn.
Ưu điểm của chế độ này là hành khách bên trong sẽ tránh được các mùi khó chịu và ô nhiễm bị hút vào trong khoang xe. Ngoài ra, chế độ này giúp làm mát nhanh hơn, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, một điểm hạn chế ở chế độ này là lượng oxi bên trong khoang xe sẽ giảm dần nếu di chuyển liên tục trong một thời gian dài, do đó người ngồi bên trong xe sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, bí bách.
Khi nào nên sử dụng chế độ lấy gió ngoài, khi nào nên sử dụng chế độ lấy gió trong?
Theo kinh nghiệm lái xe ôtô, chế độ lấy gió ngoài nên sử dụng vào mùa hè. Khi vừa vào xe, bắt đầu khởi động máy, tài xế nên chọn chế độ lấy gió ngoài vì xe đã bị đóng kín cửa trong thời gian dài nên nhiệt độ bên trong có thể cao hơn nhiệt độ bên ngoài. Vào mùa hè, nhiệt độ không khí bên trong sẽ nóng hơn không khí bên ngoài, do đó, chế độ lấy gió ngoài sẽ giúp điều hoà nhiệt độ trong xe nhanh và hiệu quả hơn.
Hoặc nếu xe di chuyển ở khu vực không khí trong lành, ít khói bụi, đi vào ban đêm… thì nên chọn lấy gió ngoài để vừa đảm bảo lượng oxy trong xe, vừa giúp không khí trong xe thông thoáng, tươi mát hơn.
Với các xe hiện nay trang bị hệ thống điều hòa tự động, khi người dùng chọn chế độ lấy gió trong, cảm biến sẽ tự điều chỉnh chuyển đổi lấy gió ngoài để luôn đảm bảo lượng oxi. Khi di chuyển ở khu vực ô nhiễm nhiều khói bụi, khí thải, mùi lạ… nên chọn chế độ điều hoà lấy gió trong để đảm bảo không khí trong xe được sạch hơn.
Khi thời tiết nhiều sương mù, trời mưa, độ ẩm bên ngoài cao tài xế nên lựa chọn chế độ lấy gió trong để tránh hơi ẩm lọt vào xe dễ gây hư hỏng hệ thống điều hòa và gây mùi cho khoang nội thất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Honda chính thức ra mắt ‘vua côn tay’ 250cc mới chất hơn Winner X, trang bị đè bẹp Exciter, giá mềm
"Vua côn tay" giá 30 triệu của Honda sắp về thị trường Việt: Trang bị phanh ABS như SH, hiệu năng ấn tượng, ăn 1,93 lít/100 km
Xe tay ga Honda Việt Nam từng xuất khẩu Nhật có bản mới: Ăn xăng 1,32L/100km, giá quy đổi dưới 40 triệu
Smartphone Oppo cấu hình ‘khủng’, chống nước, pin 6.400 mAh, giá rẻ bất ngờ
Mẫu xe ga xịn nhất của Honda chính thức ra mắt: Thiết kế đẹp mê ly, trang bị vượt xa SH, giá hấp dẫn
Yamaha chính thức ra mắt ‘vua xe ga’ 125cc mới đẹp lấn át Honda SH Mode và Vision, giá 60 triệu đồng