Kinh doanh và tiêu dùng

Có cần thức dậy giữa khuya tháo sạc điện thoại để tránh chai pin?

Lo lắng điện thoại cạn pin là vấn đề thường gặp của người dùng. Một số cách có thể giúp kéo dài tuổi thọ linh kiện này, nhưng trải nghiệm sử dụng là quan trọng nhất.

Vì sao Apple chưa làm iPhone màn hình gập? / Cận cảnh Vivo Y16, giá 4,49 triệu tại Việt Nam

Lo lắng khi điện thoại hết pin, giảm tuổi thọ cũng giống như nỗi sợ xe điện không còn năng lượng dự trữ. Điều này trở nên phổ biến khi smartphone trở thành thiết bị phổ biến.

>> Xem thêm: Nokia giới thiệu smartphone 5G, chống nước, RAM 6 GB, giá hơn 7 triệu đồng

Wired cho rằng hoang mang về lượng pin còn lại trên smartphone là một dấu hiệu rõ ràng của chứng “nomophobia” (nỗi sợ hãi khi không có điện thoại bên người).

>> Xem thêm: Sony Xperia 5 IV ra mắt với chip Snapdragon 8 Gen 1 5G, RAM 8 GB, pin 5.000 mAh, giá hơn 23 triệu

Pin tụt trở thành nỗi ám ảnh

Bên cạnh sự hoảng loạn khi mức pin xuống thấp, nỗi sợ về việc giảm tuổi thọ của linh kiện nêu trên cũng là vấn đề với nhiều người dùng. Tuần qua, bài viết chia sẻ về mẹo giữ pin điện thoại tránh bị chai thu hút nhiều sự chú ý.

>> Xem thêm: Nokia ra mắt smartphone 5G, chống nước, RAM 8 GB, sạc 33W, giá hơn 12 triệu đồng

Theo bài viết, người dùng thường xuyên giữ pin ở mức 30-80%, bật quạt cho máy khi sạc, dùng sạc chậm, thậm chí đặt báo thức giữa đêm để rút sạc khi pin đạt 80% rồi mới ngủ tiếp.

>> Xem thêm: Bảng giá điện thoại Bphone tháng 9/2022

 Bất an khi điện thoại hết pin, giảm tuổi thọ linh kiện là vấn đề với nhiều người dùng. Ảnh: Getty.

Bất an khi điện thoại hết pin, giảm tuổi thọ linh kiện là vấn đề với nhiều người dùng. Ảnh: Getty.

Nói với Zing, ông Đức Hạnh, người dùng ngụ tại TP Thủ Đức, TP.HCM cho biết đã nghe nhiều kinh nghiệm “truyền miệng” để sử dụng pin điện thoại bền hơn.

>> Xem thêm: Nokia C31 ra mắt: Chống nước, RAM 4 GB, pin 5.050 mAh, giá gần 6 triệu

“Tôi nghe nói máy mới mua về phải sạc rồi xả đúng quy trình 3 lần, không nên sạc qua đêm. Có người bảo không được sạc quá 95% và để pin dưới 5% nữa. Không biết có hiệu quả thật không nhưng tôi thấy khá phiền”, ông Hạnh nói.

Wired cho rằng thực tế, những lo lắng về pin không hoàn toàn phi lý. Trước sự phát triển của công nghệ, pin là thành phần thay đổi chậm chạp nhất. Ngay cả những hệ thống mới vẫn đang sử dụng công nghệ được phát triển từ những năm 1970. Có nhiều tiến bộ, pin lithium-ion vẫn rất nặng, dễ nổ và khó xử lý thải bỏ.

 Mức độ chai pin iPhone hiển thị trong phần mềm khiến người dùng lo lắng. Ảnh: iget.

Mức độ chai pin iPhone hiển thị trong phần mềm khiến người dùng lo lắng. Ảnh: iget.

 

Những loại pin thu nhỏ, cung cấp cho AirPods có tuổi thọ ngắn và khó định lượng thời gian sử dụng. Các chỉ số pin của điện thoại không đủ tin cậy bởi khi càng về cuối, mức % sụt giảm nhanh hơn.

Ngoài ra, từ khi Apple hiển thị % dung lượng đỉnh của pin iPhone, nỗi sợ “chai pin” trở nên thường trực với người dùng. Chia sẻ với Zing, một người bán iPhone cho biết khách hàng lo sợ giảm % pin hiển thị trong cài đặt bởi điều này khiến sản phẩm bị bóp hiệu năng và mất giá khi bán lại.

Nhiều người bán dùng chiêu trò “kích pin” iPhone qua sử dụng. Bằng công cụ đặc biệt, họ có thể tăng mức % pin hiển thị lên 95-100% dù thực tế sản phẩm đã cũ. “Do khách hàng mua iPhone cũ nhưng đòi hỏi phải có phần trăm pin cao nên mới xảy ra hiện tượng kích pin các dòng iPhone gần đây”, ông Văn Giàu, người bán iPhone tại quận 10, TP.HCM trả lời Zing.

Theo ông Giàu, người dùng thường thích chọn các máy có tình trạng pin cao trên 90%, nên iPhone sau khi kích pin sẽ dễ bán hơn. Ngoài ra, một chiếc iPhone sau khi kích pin sẽ bán được giá cao hơn từ 200.000-300.000 đồng.

Mẹo kéo dài tuổi thọ pin di động

 

The New York Times cho biết pin vẫn sẽ “chai” bất chấp người dùng sử dụng thiết bị thế nào. Điện thoại được cung cấp năng lượng bằng cách chuyển các hạt mang điện (ion trong pin Lithium-ion) từ điện cực này đến điện cực khác. Ion đi theo một hướng khi sạc và về hướng ngược lại để cấp điện.

“Ion Lithium cần khoảng trống trong các điện cực. Khi hoạt động căng thẳng, điện cực dần thoái hóa và khiến pin mất dung lượng”, ông Hans de Vries, trưởng nhóm khoa học tại Signify, công ty con sản xuất đèn của Philips nói với The New York Times.

 Về nguyên tắc, không sạc và dùng pin đến tối đa dung lượng có thể giúp kéo dài tuổi thọ. Ảnh: Getty.

Về nguyên tắc, không sạc và dùng pin đến tối đa dung lượng có thể giúp kéo dài tuổi thọ. Ảnh: Getty.

Về nguyên tắc, việc giữ điện thoại không cạn hẳn và hạn chế sạc đầy 100% phần nào đó tăng độ bền linh kiện, vì việc này giúp viên pin không ở tình trạng quá tải liên tục, giảm thoái hóa điện cực. “Độ bền pin tỷ lệ nghịch với lượng ion đặt vào điện cực”, ông Vries nói.

 

Đây là một trong những lý do khiến Apple cung cấp tính năng tối ưu sạc trên iPhone. Thiết bị sẽ không sạc đủ hẳn, giữ dưới 80% cho đến gần khoảng người dùng cần sử dụng mới sạc đầy. Google không có thuật toán hệ thống tương tự, nhưng các nhà sản xuất như OnePlus, Asus đã cho ra đời tính năng tối ưu sạc của riêng họ.

Samsung cũng đưa ra lời khuyên người dùng nên giữ pin trên 50% thường xuyên. Đồng thời, việc cắm sạc đầy liên tục có thể ảnh hưởng đến độ bền linh kiện. Ngoài ra, nhiệt độ là kẻ thù của pin, theo Battery University. Cụ thể, Lithium-ion hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ cao nhưng nó khiến giảm tuổi thọ pin.

Tuy nhiên, bất chấp các mẹo này, trải nghiệm sử dụng vẫn là điểm cần được quan tâm hơn. Bởi tần suất sử dụng điện thoại là lý do lớn nhất làm giảm tuổi thọ pin.

Bảng giá điện thoại.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm