Kinh doanh và tiêu dùng

Cùng tầm giá với Toyota Raize, khách hàng Việt có những lựa chọn nào khác?

Ở tầm giá hơn 500 triệu đồng tương đương Toyota Raize, người dùng Việt Nam hiện có thể cân nhắc một số dòng xe đáng chú ý như Kia Sonet, Hyundai Accent hay Suzuki XL7.

Bảng giá xe Subaru tháng 11/2021: Giảm giá ‘khủng’ / Top 10 ôtô bán chạy nhất tại Hàn Quốc: Kia Sorento thứ 4

Ngay sau khi ra mắt vào tối 4/11, Toyota Raize nhanh chóng trở thành tâm điểm của thị trường ôtô Việt Nam khi có giá bán dưới mức dự đoán 550 triệu đồng. Cụ thể, mẫu SUV cỡ nhỏ của Toyota có giá đề xuất 527 triệu đồng, đi cùng tùy chọn màu sơn trắng ngọc trai có chi phí 8 triệu đồng.

Mức giá khoảng 530 triệu đồng của Toyota Raize sẽ khiến nhiều dòng xe cỡ B phải lo lắng. Bên cạnh đối thủ trực tiếp Kia Sonet, những mẫu ôtô đáng chú ý ở cùng tầm giá có thể bị Raize lấy mất khách hàng như Hyundai Accent hay Suzuki XL7.

Kia Sonet giá 499-609 triệu đồng

Trình làng trước Toyota Raize một tháng, Kia Sonet có khoảng giá rộng hơn khi có 4 phiên bản. Điều này ít nhiều giúp mẫu xe Hàn Quốc đa dạng hơn về mặt lựa chọn và tăng khả năng tiếp cận khách hàng, trong khi Raize chỉ có một cấu hình.

Tuy nhiên, mức giá 579 triệu và 609 triệu đồng của bản Luxury cùng Premium khiến Sonet bị đặt vào tình thế phải “bám đuổi” Toyota Raize. Trong khi đó, 2 biến thể Sonet Deluxe MT và AT giá 499-539 triệu đồng lại có phần thua kém về trang bị khi so sánh với Raize.

Điểm sáng để Kia hy vọng trong thời gian tới là chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước sắp được ban hành, có thể giúp Sonet thu hẹp khoảng cách về giá bán với đối thủ vốn là xe nhập khẩu.

Ba phiên bản Kia Sonet số tự động có giá bán đề xuất cao hơn Toyota Raize. Ảnh: Kia.

So sánh với Raize, Sonet có kích thước tổng thể to lớn hơn. Mẫu xe của Kia nhỉnh hơn về thông số vận hành với máy 1.5L hút khí tự nhiên mạnh 113 mã lực, trong khi Raize trang bị động cơ tăng áp 1.0L với công suất 98 mã lực.

Sonet nhỉnh hơn với 3 chế độ lái kèm chế độ kiểm soát lực kéo tùy vào điều kiện đường, Raize chỉ có chế độ lái Power khi cần thêm sức mạnh, kèm lẫy chuyển số trên vô lăng.

Một vài điểm cộng về mặt trang bị trên model 2 Kia Sonet cao cấp nhất có thể kể đến cửa sổ trời, sạc điện thoại không dây, đề nổ động cơ từ xa, ghế lái chỉnh điện, kiểm soát hành trình, cửa gió ở hàng ghế sau... Bù lại, Raize nhỉnh hơn đôi chút về mặt an toàn khi có chức năng cảnh báo điểm mù và cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi.

Hyundai Accent số tự động giá 501-542 triệu đồng

Không kể đến 2 phiên bản số sàn có giá 426-472 triệu đồng, Hyundai Accent AT và AT Đặc biệt (501-542 triệu đồng) sẽ chịu nhiều sức ép khi được đặt lên bàn cân cùng với Toyota Raize.

 

Xét đến mức giá lăn bánh trên dưới 600 triệu đồng tương đương bộ đôi Accent số tự động, Raize có nhiều ưu điểm để thu hút khách hàng mua xe lần đầu và chủ yếu di chuyển ở đô thị như gầm cao cho khả năng di chuyển linh hoạt, động cơ dung tích nhỏ tiết kiệm nhiên liệu cùng danh sách trang bị tiện nghi, an toàn tốt.

Tuy nhiên, cũng như Sonet, đại diện của Hyundai đang chờ đợi quy định ưu đãi lệ phí trước bạ cho ôtô CKD. Lúc này, Accent AT và AT Đặc biệt sẽ “dẫn trước” Raize một khoản đáng kể khi so sánh tổng chi phí đăng ký, dao động khoảng 10-60 triệu đồng tùy theo phiên bản và địa phương.

Bên cạnh yếu tố kinh tế, mẫu xe Hàn Quốc vẫn nhận được sự ưa chuộng của bộ phận khách hàng thích kiểu sedan có thiết kế trẻ trung và thời trang, khác với phong cách mang thiên hướng thể thao của Raize.

>> Xem thêm: Bảng giá xe Toyota tháng 11/2021: Thêm 3 sản phẩm mới, 3 mẫu xe được ưu đãi

 

Trong 2 model Hyundai Accent số tự động, phiên bản Đặc biệt có ưu thế trước Raize về tính năng tiện nghi với ga tự động, cửa sổ trời, ghế bọc da, cốp sau mở thông minh… Ngược lại, chiếc xe gầm cao của Toyota nhỉnh hơn ở hệ thống đèn Full-LED, cảnh báo điểm mù, đồng hồ điện tử…

Suzuki XL7 giá 590-600 triệu đồng

Hiện tại, Suzuki XL7 được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ từ nhà sản xuất ở tháng 11, tương đương mức giảm khoảng 30 triệu đồng.

>> Xem thêm: Đánh giá Kia Sonet 2022, đối thủ đáng gờm của Toyota Raize

Cả 2 mẫu xe cùng có khả năng xoay trở linh hoạt với khoảng sáng gầm 200 mm. Người dùng sẽ đứng giữa quyết định chọn SUV hạng A hay MPV giá rẻ với 7 chỗ ngồi.

 

Với thiết kế xe đa dụng 5+2, Suzuki XL7 có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng đa năng hơn Toyota Raize, nhất là với các gia đình có đông thành viên cần xe 7 chỗ. Khả năng chở đồ của XL7 cũng vượt trội nhờ kích thước tổng thể hơn 4,4 m và 2 hàng ghế sau gập linh hoạt.

>> Xem thêm: Bảng giá ôtô VinFast tháng 11/2021: VF e34 lên kệ

Ngoài ra, khi cần đi đường xa thì XL7 cũng phù hợp hơn nhờ động cơ 1.5L, trong khi Raize sẽ bị hạn chế ở các điều kiện đồi núi hoặc chở đủ 5 người. Đổi lại, thông số tiêu thụ trung bình của XL7 ở điều kiện hỗn hợp đạt gần 6,4 lít/100 km, cao hơn mức 5,6 lít/100 km của Raize.

>> Xem thêm: Giá lăn bánh Toyota Raize, đối thủ của Kia Sonet

 

Bên cạnh đó, XL7 tỏ ra thua kém Raize đáng kể về mặt an toàn. Mẫu MPV 7 chỗ trang bị 2 túi khí (so với 6 túi), không có cảm biến va chạm phía trước, không có cảnh báo điểm mù và cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi.

Bảng giá xe
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm