Đề xuất giảm lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp trong năm 2023
Top 10 xe SUV hạng sang đáng mua nhất năm 2023: Audi RS Q8 đầu bảng / Top 10 ôtô bán chạy nhất tại Việt Nam tháng 2/2023: Hyundai Accent không đối thủ
Doanh nghiệp gồng mình “cứu” thị trường
Theo số liệu doanh số ô tô mới nhất tại Việt Nam, các hãng xe đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Bằng chứng khi ngay trong tháng 1/2023, theo báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng đã giảm mạnh giảm 44% so với cùng kỳ năm trước và giảm 51% so với tháng trước đó.
>> Xem thêm: Bảng giá xe Hyundai tháng 3/2023
Các doanh nghiệp ô tô khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, kinh tế nói chung đang có những khó khăn nhất định. Bên cạnh việc khắc phục hậu quả của dịch bệnh, nền kinh tế Việt Nam còn phải ứng phó với những tác động tiêu cực khác đem lại bởi khủng hoảng kinh tế và xung đột địa chính trị toàn cầu, đặc biệt trở nên căng thẳng từ sau giai đoạn dịch bệnh.
>> Xem thêm: Bảng giá xe Mitsubishi tháng 3/2023: Thêm sản phẩm mới
“Ngoài những tác động tiêu cực từ tình hình kinh tế nói chung, việc có ít model xe mới ra mắt, lãi suất ngân hàng cho vay mua ô tô rất cao chắc chắn sẽ khiến thị trường ô tô gặp nhiều khó khăn trong 6 tháng đầu năm 2023, thậm chí có thể kéo dài hơn”, chuyên gia này nhận định.
>> Xem thêm: Honda Việt Nam ưu đãi ‘khủng’ cho khách hàng mua xe City, CR-V
Ông Lê Ngọc Đức, Phó chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Thành Công (TC Group), tháng 1/2023 đã ghi nhận sản lượng xe du lịch tiêu thụ toàn thị trường giảm khoảng 64% so với cùng kỳ năm 2022. Sức mua thị trường sụt giảm nhanh ngoài dự báo khiến tồn kho tại showroom và nhà máy sản xuất ở mức đáng báo động.
>> Xem thêm: Ảnh chi tiết Ford Ranger Raptor 2023, giá từ 1,299 tỷ đồng tại Việt Nam
“Trong ngắn hạn, nếu sức mua không được cải thiện và thị trường không tăng trưởng trở lại, để giảm áp lực tồn kho, các nhà sản xuất sẽ không thể duy trì nhịp sản xuất ổn định và buộc phải giảm công suất và nhân công, điều này sẽ tác động trực tiếp tới tình hình lao động, việc làm, từ đó ảnh hưởng tới an sinh xã hội”, ông Đức nói.
>> Xem thêm: TC Group bán gần 5.500 xe Hyundai tại Việt Nam tháng 2/2023
Doanh số sụt giảm đồng nghĩa với việc lượng hàng tồn kho tăng lên, ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp. Để “cứu” thị trường ô tô, đồng thời cũng là cho doanh nghiệp, các hãng xe đã chủ động tung các chương trình ưu đãi, khuyến mại, thậm chí giảm giá niêm yết của xe để “kéo” khách.
Ví dụ như Honda hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ cho CR-V từ cuối năm 2022, sang đến tháng 3/2023 giảm chỉ còn 50% nhưng thêm City được nhận được ưu đãi này. Kia, Mazda và Peugeot được Thaco điều chỉnh giá bán, ưu đãi mạnh tay lên đến cả trăm triệu đồng. Hay Toyota hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho Vios…
Tuy vậy, trao đổi với PV Báo Giao thông về những nỗ lực của doanh nghiệp để thúc đẩy thị trường, một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng, nếu chỉ dựa vào nguồn lực và các giải pháp kích cầu riêng lẻ của từng doanh nghiệp, sẽ là không đủ để tạo ra sự ổn định và sức bật giúp thị trường tăng trưởng trở lại, đồng đều và bền vững.
TC Group cho biết, thị trường ô tô năm 2023 bị cảnh báo sụt giảm xấp xỉ 17,5% so với năm 2022, tương đương hơn 85.500 xe. Trong trung hạn, việc sụt giảm trong năm 2023 sẽ kéo theo tốc độ “ô tô hoá” tại Việt Nam chậm lại so với dự kiến. Thị trường ô tô có nguy cơ mất 37% sản lượng bán ra trong 5 năm tới (tương đương xấp xỉ hơn 1,8 triệu xe). Trong dài hạn, sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, mục tiêu xuất khẩu khoảng 90.000 xe và 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu linh kiện phụ tùng vào năm 2035 sẽ không thể đạt được nếu không có những chính sách thúc đẩy kịp thời.
Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô SXLR trong nước
Giải pháp mạnh mẽ hồi phục thị trường
Trước tình hình khó khăn kể trên, doanh nghiệp, hiệp hội lẫn địa phương đã đề xuất cần có các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ, đột phá, kịp thời nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023.
TC Group đề xuất, bên cạnh những nỗ lực tự thân của doanh nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ khác (giảm tiền thuê đất và thuê mặt nước; gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp…) mà Bộ Tài chính đang đề xuất với Chính phủ, cần xem xét ban hành chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong năm 2023; hỗ trợ chi phí đăng ký cho người dân khi thực hiện tiêu dùng và đăng ký sở hữu xe ô tô SXLP trong nước (mức hỗ trợ tương đương 50% lệ phí trước bạ áp dụng với phương tiện đăng ký, áp dụng ít nhất trong thời hạn 1 năm).
Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) cho rằng cần bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ có tính đột phá như: Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong năm nay; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. VAMI cũng cho rằng các chính sách trên cần sớm được ban hành và áp dụng từ đầu quý II/2023 để phát huy hết hiệu quả.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã có văn bản đề xuất Chính phủ xem xét tiếp trục triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi thị trường ôtô trong nước; gia tăng sản lượng xe sản xuất và lắp ráp trong nước; góp phần giải quyết việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động. Tỉnh này đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% trước bạ với ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước thêm một khoảng thời gian thích hợp.
UBND tỉnh Ninh Bình cũng gửi đề xuất tương tự và mong muốn chính sách sẽ góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 đã được Thủ tướng phê duyệt.
Mới đây tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, để tăng cường sức mua nhằm phục hồi thị trường ô tô, duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, trên cơ sở đề xuất của các doanh nghiệp trong ngành và một số địa phương (như của UBND tỉnh Quảng Nam), đề nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phối hợp nghiên cứu, tiếp tục trình ban hành một số chính sách hỗ trợ về tài chính cho ngành. Trong đó, tiếp tục ban hành chính sách gia hạn thời hạn nộp Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong năm 2023; Tiếp tục ban hành chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong thời hạn nhất định (6 tháng hoặc đến hết năm 2023).
Từ 2020 - 2022, các giải pháp giảm lệ phí trước bạ hay gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh giá rất hiệu quả
Thị trường ô tô từng hồi phục mạnh nhờ các chính sách hỗ trợ
Trên thực tế, các đề xuất trên cũng đã từng được áp dụng và mang lại những hiệu quả có thể trông thấy cho thị trường ô tô trong khoảng thời gian Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Theo VAMI, trong giai đoạn 2020-2022, các chính sách hỗ trợ như giảm thuế trước bạ, gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đã mang lại hiệu quả rất tích cực giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, từng bước mở rộng quy mô đầu tư, nội địa hóa sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô và ngành cơ khí.
Trong công văn gửi tới Văn phòng Chính phủ và một số Bộ, UBND tỉnh Quảng Nam cũng cho biết trong giai đoạn từ năm 2020 – 2022, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước đều bị ảnh hưởng nặng nề do tác động từ đại dịch Covid-19 kéo dài. Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ có tính đột phát để thúc đẩy phục hồi và đưa công nghiệp ô tô vượt qua khó khăn. Trong đó có hai chính sách tiêu biểu là giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Đồng thời, trong công văn của UBND tỉnh Ninh Bình cũng cho biết, đối với ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, việc điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đã thúc đẩy tiêu thụ lượng xe tồn kho kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, qua đó nối lại chuỗi cung ứng và bán hàng, giúp các doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, tạo đà khôi phục lại nhịp độ và cường độ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các chính sách giãn, hoãn nộp các loại thuế và tiền thuê đất đã giúp các doanh nghiệp có thêm thời gian cân đối nguồn vốn, đảm bảo thu, chi để tập trung sản xuất, vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra và chuỗi cung ứng bị đứt gãy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Honda chính thức ra mắt ‘vua côn tay’ 250cc mới chất hơn Winner X, trang bị đè bẹp Exciter, giá mềm
"Vua côn tay" giá 30 triệu của Honda sắp về thị trường Việt: Trang bị phanh ABS như SH, hiệu năng ấn tượng, ăn 1,93 lít/100 km
Xe tay ga Honda Việt Nam từng xuất khẩu Nhật có bản mới: Ăn xăng 1,32L/100km, giá quy đổi dưới 40 triệu
Smartphone Oppo cấu hình ‘khủng’, chống nước, pin 6.400 mAh, giá rẻ bất ngờ
Mẫu xe ga xịn nhất của Honda chính thức ra mắt: Thiết kế đẹp mê ly, trang bị vượt xa SH, giá hấp dẫn
Đối thủ của Ford Everest ra mắt: Thiết kế hầm hố, công suất 215 mã lực, giá hơn 1,1 tỷ đồng