Điện thoại, máy tính, ô tô sẽ đắt đỏ hơn do giá linh kiện bán dẫn tăng vọt
Thương hiệu nào bán nhiều xe nhất tại Việt Nam tháng 8/2021? / Ngắm 2 màu sơn đặc biệt của Nissan GT-R T-spec vừa trình làng
Nguyên nhân chính là bởi TSMC -nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới -vừa tuyên bố tăng giá xuất xưởng ít nhất 10% đối với các sản phẩm bán dẫn hiện đại phức tạp và 20% đối với các sản phẩm đại trà đơn giản hơn. Tuyên bố này ngay lập tức khiến giới chuyên môn lo lắng, bởi lẽ hãng bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) lâu nay luôn giữvai trò chi phối đối với ngành công nghiệp được mệnh danh là xương sống của mọi lĩnh vực sản xuất thời hiện đại.
Trong quý I/2021, hãng dẫn đầu thị trường bán dẫn toàn cầu với 56% thị phần, bỏxa vị trí thứ hai là Samsung với 18%. TSMC cũng là đối tác gia công linh kiện bán dẫn cho hầu hết các tên tuổi lớn trong lĩnh vực này, bao gồm cả các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về vi xử lý như Apple, AMD, NVIDIA, Qualcomm hay Intel. Do đó, thực tế là hầu hết các ngành công nghiệp “thông minh” khác, bao gồm cả điện tử tiêu dùng hay ô tô, đều gián tiếp là khách hàng của TSMC.
Trong bối cảnh đó, việc đại gia bán dẫn này quyết định tăng giá sản phẩm xuất xưởng là điều hết sức đáng ngại. Mức giá mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính cá nhân, cho tới máy chơi game hay ô tô. Theo giới chuyên môn, 10% tăng ở giá linh kiện bán dẫn có thể dẫn tới mức giá bán lẻ sản phẩm tiêu dùng tăng tới 20%.
Hiện nay, TSMC sở hữu những công nghệ bán dẫn tiên tiến nhất, do đó, công ty này cũng là nhà cung cấp hiếm hoi đủ khả năng sản xuất các dòng vi xử lý A, M cho iPhone, máy tính Mac hay iPad của Apple. Vì thế, việc tìm kiếm nguồn cung thay thế đối với Apple nói riêng và các đối tác khác của TSMC gần như “bất khả thi”.
Cũng cần nói rằng, thông tin trong công bố của TSMC cũng tương đồng với thông báo của Giám đốc điều hành Apple Tim Cook trong cuộc họp mới đây với các cổ đông, trong đó thừa nhận tình trạng thiếu hụt linh kiện bán dẫn có tác động tới các thế hệ iPhone và iPad từ mùa thu này, “đặc biệt là các dòng máy với chip đời cũ và ít hiện đại hơn”.
Đáng ngại hơn, nếu việc tăng giá của TSMC được các đối tác và thị trường tiêu dùng chấp nhận, sẽ trở thành tiền đề cho hàng loạt nhà sản xuất bán dẫn khác theo chân. Khi đó, “nạn nhân” cuối cùng sẽ là người tiêu dùng, dù cho họ mua sản phẩm nào chăng nữa.
Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng, việc tăng giá của TSMC có thể là tín hiệu tích cực cho một số ngành sản xuất cần tới linh kiện bán dẫn. Việc này không chỉ giúp cân đối các kênh phân phối mà còn tạo nguồn lực để TSMC đẩy nhanh tiến độ các dự án mở rộng quy mô sản xuất của mình. Hiện nay, hãng bán dẫn này đang chi 100 tỷ USD trong kế hoạch tới năm 2023 để bổ sung hàng loạt dây chuyền sản xuất mới, trong đó có nhà máy trị giá 12 tỷ USD tại Arizona (Mỹ).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Honda chính thức ra mắt ‘vua côn tay’ 250cc mới chất hơn Winner X, trang bị đè bẹp Exciter, giá mềm
"Vua côn tay" giá 30 triệu của Honda sắp về thị trường Việt: Trang bị phanh ABS như SH, hiệu năng ấn tượng, ăn 1,93 lít/100 km
Xe tay ga Honda Việt Nam từng xuất khẩu Nhật có bản mới: Ăn xăng 1,32L/100km, giá quy đổi dưới 40 triệu
Smartphone Oppo cấu hình ‘khủng’, chống nước, pin 6.400 mAh, giá rẻ bất ngờ
Đối thủ của Ford Everest ra mắt: Thiết kế hầm hố, công suất 215 mã lực, giá hơn 1,1 tỷ đồng
Smartphone chống nước, chip Dimensity 7300-Energy, pin 6.000mAh, giá ‘hạt dẻ’