Kinh doanh và tiêu dùng

Giá nguyên vật liệu sản xuất tăng cao nhất kể từ năm 2013

Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cho rằng, không nên chủ quan bởi chỉ số CPI đang ở mức thấp nhưng đang có xu hướng tăng dần, nhất là giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất đang tăng rất cao.

Nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mía đường Thái Lan / Việt Nam được đánh giá đang có vị thế tốt để thu hút FDI

Tổng cục Thống kê cho biết,chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

gia-nguyen-vat-lieu-tang-6760-1624960598

Giá sắt thép tăng nóng sẽ gián tiếp tác động vào chỉ số CPI.

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp cho biết CPI tăng thấp là do giá thực phẩm giảm, sức mua cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.Đồng thời, Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Nhu cầu đi lại, du lịch của người dân cũng giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 2,85% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm. Đặc biệt, các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và ổn định giá cả thị trường.

Bà Oanh cho rằng, điều này tạo dư địa để kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm nay, song cũng không nên chủ quan, chỉ số CPI ở mức thấp nhưng có xu hướng tăng dần.

Cụ thể, CPI tháng 1/2021 giảm 0,97%, nhưng quý I tăng 0,29% so với cùng kỳ, trong quý II tiếp tục tăng 2,67% so với cùng kỳ. Áp lực lạm phát tiếp tục tăng vào cuối năm.

Đặc biệt, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, giá nguyên vật liệu đầu vào đang tăng cao nhất. 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số giá nguyên nhiên liệu, vật liệu đầu vào tăng 4,79% so với cùng kỳ, đây là mức tăng 6 tháng cao nhất kể từ năm 2013.

 

Trước thực tế trên, đại diện Tổng cục Thống kê kiến nghị, các bộ, ngành địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường giá cả, hàng hoá dịch vụ thiết yếu. Liên Bộ Công Thương - Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, dùng quỹ bình ổn hạn chế mức tăng cao của giá xăng dầu trong nước.

Bên cạnh đó, trong nhóm nhiên vật liệu, sản phẩm nguyên liệu sắt thép liên tục tăng từ đầu năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 3,4 triệu tấn phế liệu sắt thép, tương đương 1,1 tỷ USD, tăng 32% về lượng nhưng tăng 115,8% về giá trị kim ngạch. Điều này cho thấy giá sắt thép tăng do chi phí vận chuyển tăng, nhu cầu lớn... ảnh hưởng tới các ngành sản xuất, ngành xây dựng.

"Giá sắt thép tăng sẽ tác động gián tiếp tới chi phí sản xuất, giá thành của các sản phẩm khác. Tổng cục Thống kê kiến nghị cần tăng năng lực sản xuất trong nước, ưu tiên tiêu dùng trong nước hơn là xuất khẩu, ngăn chặn đầu tư, thao túng giá", bà Oanh nói.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm