Gỡ 'nút thắt' cho chuỗi cung ứng trong dịch COVID-19
Người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lối sống lành mạnh và bền vững / 75% mã sản phẩm đóng góp chưa tới 2% doanh thu toàn bộ ngành hàng tiêu dùng nhanh
Chia sẻ với báo giới, anh Đỗ Thái Vương, đại diện một doanh nghiệp cung ứng hàng tiêu dùng cho biết: "Suốt 1,5 tháng, 44 chiếc xe chở theo gần 500 tấn hàng tiêu dùng của chúng tôi bị “chôn chân” trên đường. Một số kẹt cứng trong dòng xe nối dài hàng chục km ngoài quốc lộ 1A trước cửa ngõ TP. Cần Thơ, số thì “bó gối” trong bến xe trung tâm thành phố. Tất cả hàng không ra được thị trường. Nhiều tài xế phải ăn, ngủ trên cabin trong nhiều ngày. Trong khi đó, nhà phân phối liên tục gọi điện thúc giục nhân viên kinh doanh, còn người dân không có hàng để mua".
Doanh nghiệp tăng chi phí
Anh Vương cho biết, doanh nghiệp hiện có hai cụm nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi và VSIP Bắc Ninh cùng ba trung tâm phân phối hàng tại Bắc Ninh, Đà Nẵng và Bình Dương. Yêu cầu về các thủ tục, giấy tờ để lưu thông hàng hóa giữa các địa phương không thống nhất, thậm chí nơi này không công nhận giấy tờ của nơi khác cấp, xe chuyển hàng được tỉnh này cho lưu thông nhưng tỉnh kia không cho vào...
Ở Lâm Đồng, hàng hóa buộc phải sang xe 100%, còn ở Bạc Liêu, chỉ phương tiện phục vụ hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi mới được lưu thông và cấp phép QR code. Tại Bình Dương có thời điểm đường bị chặn cứng bằng bê-tông, xe chở hàng không thể vào một số khu vực. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các tài xế phải xét nghiệm nhanh tại chỗ khi qua chốt trên quốc lộ 51, kể cả người có giấy xét nghiệm COVID-19 còn hiệu lực...
“Đã nhiều tuần nay, ban lãnh đạo Tập đoàn làm việc không nghỉ cả cuối tuần để tìm cách hỗ trợ các tài xế và lực lượng tiền tuyến ngoài thị trường. Tuy nhiên, hiện nay tình hình vẫn chưa được cải thiện là mấy do quy định lưu thông hàng hóa ở các địa phương chưa có sự thống nhất”, anh Vương cho hay.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, chi phí phát sinh do phải đáp ứng các quy định để được lưu thông hàng hoá trong hơn 2 tháng đã tăng thêm hàng chục tỷ đồng. Điều này làm tăng thêm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.
Nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế Quốc dân kiến nghị, nên bỏ quy định về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong Chỉ thị 16, thay vào đó, cần quy định các hàng hóa và dịch vụ không được phép lưu hành. |
Những khó khăn của các doanh nghiệp như doanh nghiệp anh Vương cũng tương đồng vớibáo cáo đánh giá tác động của công tác phòng, chống dịch COVID-19 và khuyến nghị chính sách khẩn cấp nhằm tháo gỡ nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng doTrường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố, đã phản ánh phần nào về những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp phải đối mặt trong thời gian vừa qua.
Theo đó, từ khi bùng phátdịchCOVID-19lần thứ tư buộc phải giãn cách ở 2 thành phố đầu tàu kinh tế cả nước là Hà Nội và TP.HCM, cùng một số tỉnh được coi là “thủ phủ” công nghiệp, dẫn đếnnguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứngvà suy giảm kinh tế. Đặc biệt là những vấn đề đứt gãy nguồn lao động do giãn cách, nguồn nguyên vật liệu khi phí tăng cao và tình trạng ngăn cấm di chuyển giữa các khu vực, các địa phương.
Trong khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đã thay đổi mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn triển khai đã xuất hiện nhiều bất cập.
Chẳng hạn, mô hình “ba tại chỗ” và “một cung đường - hai điểm đến” một cách cứng nhắc tại nhiều địa phương đang gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp cả về chi phí lẫn rủi ro kiểm soát bệnh tật.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, thực tế hiện nay không phải tất cả lực lượng lao động đều nằm trên một cung đường hay điểm đón. Nhiều lao động có trình độ cao tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng… nơi bị phong tỏa, bị chốt chặt nên không thể đến nơi làm việc.
Tương tự như biện pháp kiểm soát lưu thông và quan niệm “hàng thiết yếu” ở các địa phương khác nhau đã gây cản trở hoạt động vận chuyển và lưu thông hàng hóa.
Bãi bỏ quy định hàng hoá, dịch vụ thiết yếu
Theo các chuyên gia, đứt gãy chuỗi cung ứng là câu chuyện hoàn toàn có thể tránh được nếu các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ được các địa phương hiểu đúng, tham vấn nhiều bên và áp dụng nhất quán.
Trong báo cáo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các chuyên gia đã đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ điểm nghẽn. Cụ thể, nhóm nghiên cứu kiến nghị Chính phủ khẩn cấp chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện theo đúng tinh thần của Chỉ thị 16, bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất.
Cho phép các doanh nghiệp được phép sử dụng lao động đủ điều kiện an toàn (tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ) cũng như cho phép các lao động đủ điều kiện an toàn được quyền tham gia các hoạt động kinh doanh bình thường. Đẩy nhanh việc tiêm vaccine tiến đến miễn dịch cộng đồng đối với nhân lực logistics, nhân lực sản xuất và dân cư toàn xã hội.
Nhóm nghiên cứu kiến nghị Chính phủ nên bỏ quy định về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong Chỉ thị 16, thay vào đó, cần quy định các hàng hóa và dịch vụ không được phép lưu hành.
Thay thế cơ chế “luồng xanh” bằng cơ chế cho phép xe tự do di chuyển các tuyến đường trục quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường chính (tuyến đường xanh) nhưng quản lý chặt lái xe.
Mỗi địa phương tổ chức ngay vùng đệm là các trung tâm logistics để hạ tải và luân chuyển hàng hóa cho nhu cầu của doanh nghiệp và cư dân địa phương.
Xây dựng ứng dụng điện tử (App) “Nguồn lao động an toàn mùa dịch” nhằm thông tin tuyển dụng và việc làm tạm thời tại các khu công nghiệp, các tỉnh thành giúp cho các lao động “vùng xanh” có việc làm ngay, doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất dễ tiếp cận nguồn lao động an toàn…
Trong dài hạn, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics (bao gồm các khu công nghiệp logistics, trung tâm logistics, cụm logistics…) đồng bộ, hiện đại là rất cần thiết. Vì vậy, cần hoàn thiện thể chế, pháp luật logistics nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các hoạt động logistics trên thị trường trong mọi tình huống.
Bổ sung và hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp logistics thông qua xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp này với tất cả các loại hình vận tải.
Cùng với đó, cần phải có tư duy logistics ngay trong khâu hoạch định, thực thi chiến lược phòng chống dịch COVID-19 nhằm bảo đảm đầy đủ, đồng bộ và kịp thời các yếu tố vật chất và con người cho phòng chống dịch COVID-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá lăn bánh Toyota Vios cuối tháng 12/2024 ‘rẻ như cho’, hạ đo ván cả Honda City và Hyundai Accent
Smartphone RAM 12 GB, pin 6.500mAh, trang bị 3 loa ngoài, giá gần 4,6 triệu đồng
Honda chính thức ra mắt ‘vua côn tay’ 160cc mới giá 34 triệu đồng: Rẻ và đẹp hơn Winner X, Exciter
Top 10 ôtô bán chạy nhất tại Trung Quốc: Bất ngờ vì BYD Song
Yamaha chính thức ra mắt ‘chiến thần côn tay’ 125cc mới giá 37 triệu đồng: Đẹp lấn át Honda Winner X
Galaxy A54 5G đại hạ giá, vua Android tầm trung 2023 rẻ như bèo, trang bị nghiền nát iPhone 16