Kinh doanh và tiêu dùng

Hà Nội dự trữ 17 mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết

Trong tháng này, TP Hà Nội đã dự trữ 17 mặt hàng thiết yếu với giá trị 39 tỷ đồng, gấp 3 lần tháng bình thường, để phục vụ nhu cầu mua sắm dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.

Top 10 ôtô mạnh nhất trong tầm giá dưới 40.000 USD: Ford Mustang GT không đối thủ / Bảng giá điện thoại Realme tháng 1/2022: Đồng loạt giảm giá

Hiện thành phố có 44 doanh nghiệp tham gia bình ổn giá với tổng giá trị hàng hóa là 18 tỷ đồng. Sở Công Thương Hà Nội cũng đã kết nối với 53 tỉnh, thành để đưa hàng hóa về thành phố phục vụ thị trường Tết.

Lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết (tính cho 3 tháng trước, trong và sau Tết) gồm: gạo 278.910 tấn; thịt lợn 57.780 tấn, thịt gà 18.594 tấn, thịt bò 16,050 tấn, trứng gia cầm 372 triệu quả, rau củ 309,900 tấn; thực phẩm chế biến 15.495 tấn; thủy hải sản 57,750 tấn; trái cây 156.000 tấn... Ước tính, tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.000 tỷ đồng (tương đương năm 2021).

Mặt hàng bánh, kéo bày bán tại một siêu thị. (Ảnh: TTXVN)

Mặt hàng bánh, kéo bày bán tại một siêu thị. (Ảnh: TTXVN)


Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh triển khai bán hàng thương mại điện tử; bán hàng tại các chợ truyền thống, các điểm bán hàng OCOP… phục vụ nhu cầu người dân.

Trong đó, các doanh nghiệp đã xây dựng và tổ chức khai thác lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết tăng trung bình từ 7 - 15% so với Kế hoạch Tết 2021, tại các điểm bán hàng, lượng hàng hóa đã được tăng cường để sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân.

Các doanh nghiệp phân phối lớn trên địa bàn đều chủ động chuẩn bị nguồn hàng từ 2 tháng trước Tết với nguồn khai thác trong nước và nhập khẩu sẵn sàng phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết.

Dự kiến, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, có thể lưu thông hàng hóa sẽ đối mặt khó khăn như thiếu nguồn nhân lực do nhiều đối tượng là F0, F1; giá hàng hóa tăng do giá đầu vào của nguyên vật liệu tăng… Sở Công Thương xác định bám sát các chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội để nắm bắt diễn biến dịch, từ đó triển khai bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ người dân trong mọi tình huống.

 

Sở Công Thương cũng đề nghị các quận, huyện, thị xã phối hợp với Sở hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp sản xuất ổn định, hoạt động lưu thông bình thường; tổ chức các chợ hoa Xuân, bảo đảm phòng chống dịch; hỗ trợ nông dân Hà Nội và các tỉnh đưa hàng hóa vào các chợ, các điểm phục vụ Tết.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm