Kinh doanh và tiêu dùng

iPhone 2 SIM khó bảo hành tại Việt Nam

Các đơn vị bảo hành của Apple tại Việt Nam không đồng bộ về chính sách tiếp nhận iPhone xách tay. Trong đó, có một tỷ lệ từ chối nhất định.

Bảng giá iPad tháng 10/2022: Đồng loạt giảm giá sốc / Smartphone cấu hình ‘khủng’, sạc 66W, màn hình 144Hz, giá hơn 7 triệu đồng

 Có 2 SIM vật lý, iPhone từ Hong Kong gặp khó khăn khi đi bảo hành tại Việt Nam. Ảnh: Phương Lâm.

Có 2 SIM vật lý, iPhone từ Hong Kong gặp khó khăn khi đi bảo hành tại Việt Nam. Ảnh: Phương Lâm.

Bên cạnh Singapore, Hong Kong là một thị trường truyền thống, được giới kinh doanh iPhone xách tay Việt Nam tìm đến để nhập hàng. Trong những thế hệ điện thoại Apple gần đây, iPhone từ khu vực này được ưa chuộng ở thị trường trong nước bởi sở hữu 2 SIM vật lý, phục vụ đúng nhu cầu của người dùng.

>> Xem thêm: Smartphone mạnh bậc nhất thế giới, sạc 120W, camera 200 MP, giá 16,99 triệu tại Việt Nam

Tuy nhiên, điều này dẫn đến việc thiết bị có khác biệt về kết cấu phần cứng so với linh kiện bảo hành, sửa chữa ở trung tâm trong nước. Do đó, chủ nhân của máy phải đối mặt với nhiều rủi ro, nhiêu khê khi sản phẩm gặp vấn đề.

>> Xem thêm: Bảng giá máy tính bảng Android tháng 10/2022: Giảm giá, thêm 2 sản phẩm mới

Nhập nhằng việc bảo hành iPhone Hong Kong

 

Ngày 4/10, nhiều người kinh doanh iPhone xách tay chia sẻ thông tin trung tâm bảo hành Apple trong nước từ chối hỗ trợ với iPhone 14 mã ZA/A. Đây là những chiếc iPhone xách tay từ thị trường Hong Kong, Macau. Đồng thời, việc sửa chữa có tính phí cho những sản phẩm này cũng không được hỗ trợ.

>> Xem thêm: Bảng giá điện thoại Nokia tháng 10/2022: Giảm giá nhẹ

Trả lời thắc mắc của người dùng về chính sách bảo hành iPhone 14 Hong Kong, nhân viên hỗ trợ từ trung tâm ủy quyền Thuận Mỹ cho biết hiện dòng sản phẩm này chưa có chương trình chính thức tại Việt Nam. Nguyên nhân là điện thoại chính hãng còn 10 ngày nữa mới được mở bán.

>> Xem thêm: Bảng giá iPhone tháng 10/2022: iPhone 14 Series chính thức lên kệ

 iPhone 14 mã ZA/A trưng bày bên trong một cửa hàng ở Hong Kong. Ảnh: HK01.

iPhone 14 mã ZA/A trưng bày bên trong một cửa hàng ở Hong Kong. Ảnh: HK01.

 

“Tuy nhiên, iPhone xách tay từ Hong Kong, Macau không được hỗ trợ bảo hành, thay thế linh kiện dù có hóa đơn. Nguyên nhân là máy có 2 SIM vật lý, khác biệt về phần cứng với thiết bị Việt Nam”, nhân viên chăm sóc khách hàng phản hồi.

>> Xem thêm: Đánh giá Realme C33 vừa lên kệ tại Việt Nam: RAM 4 GB, pin 5.000 mAh, giá 3,99 triệu đồng

Với cùng câu hỏi, nhưng nhân viên hỗ trợ của hệ thống ASP (Authorised Service Provider) Thakral One trả lời rằng người dùng cần đem máy đến cửa hàng để nhân viên kiểm tra số serial. Qua đó, việc có tiếp nhận bảo hành mới được thông báo.

“Trường hợp đang được nhắc đến có thể vì dòng iPhone 14 chưa được bán chính thức tại Việt Nam. Do đó, đối tác của Apple sẽ từ chối tiếp nhận. Về sau, hãng có thể sẽ điều chỉnh chính sách để các hệ thống nhận bảo hành, sửa chữa”, ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống Điện thoại vui chia sẻ.

80% bị từ chối bảo hành

 

Tiết lộ với Zing, đại diện một trung tâm bảo hành chính hãng của Apple tại Việt Nam cho biết quy trình tiếp nhận sản phẩm iPhone 2 SIM phức tạp hơn các dòng máy khác. Cụ thể, thiết bị cần được kiểm tra số IMEI/serial xem có thuộc diện được tiếp nhận bảo hành hay không.

Theo đó, có một tỷ lệ iPhone xách tay bị xếp vào loại không đủ điều kiện để bảo hành và sử dụng dịch vụ trả phí ở Việt Nam. Ngay cả đối tác bảo hành cũng không nắm được lý do cụ thể cho việc từ chối trong những trường hợp này. Apple chỉ thông báo rằng khách hàng vui lòng mang sản phẩm về thị trường ban đầu để được hỗ trợ.

 80% iPhone xách tay 2 SIM bị từ chối bảo hành tại Việt Nam. Ảnh: Xuân Sang.

80% iPhone xách tay 2 SIM bị từ chối bảo hành tại Việt Nam. Ảnh: Xuân Sang.

“Tỷ lệ bị từ chối của iPhone xách tay 2 SIM có thể lên đến 80%. Còn mức từ chối dịch vụ sửa chữa khoảng 5-10%”, vị này tiết lộ.

 

Đồng thời, vì thiết bị có tính đặc thù, sở hữu khe 2 SIM vật lý nên trong một số trường hợp, sản phẩm có thể bị thay đổi. Điều này sẽ được thông báo đến khách khi tiếp nhận bảo hành.

Ví dụ, nếu có vấn đề ở khay SIM, bo mạch chính cần thay thế. Chiếc iPhone sau sửa chữa sẽ chỉ còn một SIM vật lý như máy Việt Nam. Đồng thời, một số chức năng của bản gốc cũng sẽ bị loại bỏ.

Năm nay, bên cạnh iPhone Hong Kong 2 SIM, dòng máy từ Mỹ không có khe SIM vật lý cũng sở hữu phần cứng khác biệt. Hiện chưa có chính sách bảo hành minh bạch cho các thiết bị này tại Việt Nam.

Theo trang chủ Apple, thiết bị được hỗ trợ dịch vụ trên toàn cầu. Tuy nhiên hãng vẫn giới hạn ở việc một số điều khoản có thể bị thay đổi theo chính sách của quốc gia sở tại.

Trong đó, người dùng sản phẩm Apple trong nước phải chịu nhiều thiệt thòi. Thiết bị gặp vấn đề phần cứng hiện không còn được đổi mới mà phải chờ thay thế linh kiện. Ngoài ra, khách dùng máy mã VN/A còn phải cung cấp hóa đơn mới được tiếp nhận.

 

Trong khi đó, có những thị trường sở hữu chính sách cởi mở như Australia. iPhone bán ra tại nước này được bảo hành đến 2 năm thay vì 12 tháng như những nước khác.

Giá iPhone, iPad
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm