Kinh doanh và tiêu dùng

Kia Seltos và Toyota Corolla Cross tiếp tục thống trị phân khúc SUV đô thị

Phân khúc SUV đô thị trong hơn một năm qua đã có sự chuyển biến rõ rệt khi Hyundai Kona và Ford EcoSport thất thế trước sự vươn lên của Kia Seltos và Toyota Corolla Cross.

Land Rover Defender 90 ra mắt tại Việt Nam, giá từ 3,935 tỷ đồng / Giá lăn bánh Honda CR-V sau khi được giảm 90 triệu đồng

Trong vòng một năm qua, từ một phân khúc có thị phần nhỏ và ít lựa chọn, nhóm SUV 5 chỗ cỡ nhỏ đã phát triển mạnh mẽ. So với cùng kỳ tháng 5 năm trước, số lượng dòng xe đã nhiều gấp 3 lần, trong khi doanh số từ hơn 3.700 chiếc tăng thành 14.500 xe.

Sự vươn lên của Kia Seltos và Toyota Corolla Cross

Tháng 7 tới đây sẽ là tròn một năm Kia Seltos trình làng tại Việt Nam và thành tích mà mẫu SUV xe Hàn Quốc có được là nhiều tháng liền dẫn đầu phân khúc SUV đô thị. Cạnh tranh trực tiếp với Seltos trong suốt thời gian qua cũng là một cái tên mới - Toyota Corolla Cross.

Với lợi thế đến sau và có nhiều yếu tố phù hợp với thị hiếu người dùng trong nước như mẫu mã hay giá bán hợp lý, Seltos cùng Corolla Cross nhanh chóng đánh chiếm 2 vị trí bán chạy nhất phân khúc. Điều này đẩy Hyundai Kona, Ford EcoSport và Honda HR-V vào tình thế khó khăn, suy giảm doanh số.

Hyundai Kona đánh mất vị trí dẫn đầu về tay Kia Seltos và Toyota Corolla Cross. Ảnh: Hoàng Tuấn.

Nối tiếp Seltos, Thaco đưa Peugeot 2008 ra thị trường vào tháng 12/2020 và ít nhiều nhận được dấu hiệu tích cực. Mẫu xe Pháp có phong cách hiện đại và lượng trang bị đa dạng. Tuy vậy, Peugeot 2008 lại kém phổ biến về mặt thương hiệu hơn các đối thủ và doanh số chi tiết không được công bố chi tiết.

Đến tháng 4 vừa qua, thêm 2 tân binh thuộc nhà Thaco xuất trận là Mazda CX-3 và CX-30. Điểm khác biệt với Seltos và 2008 là bộ đôi Mazda được nhập khẩu từ Thái Lan và có giá bán cao hơn mặt bằng chung của phân khúc, nhất là CX-30.

Từ đầu năm đến nay Kia Seltos duy trì được doanh số tối thiểu 1.000 xe mỗi tháng, trong đó kết quả tốt nhất là vào tháng 3 với hơn 1.600 xe. Tổng lượng xe đã bán ra của Seltos sau 5 tháng đến nay đạt 6.238 chiếc, chiếm gần 43% doanh số chung của 7 mẫu SUV đô thị.

Xếp ngay sau Seltos là Corolla Cross với doanh số tích lũy 4.674 xe và 32% thị phần. Kết quả tương ứng của Kona là 1.782 xe và chiếm 12,2% thị phần, giảm 22% so với cùng kỳ tháng 5/2020.

 

Đối với 2 mẫu SUV cỡ nhỏ của Mazda, ở ngay tháng đầu tiên có số liệu bán hàng thì CX-3 đã leo lên vị trí thứ 3 trong phân khúc với doanh số 426 xe trong tháng 5, xếp trên cả Hyundai Kona (369 xe). Trong khi đó, CX-30 cũng ghi nhận kết quả khả quan với 135 xe bán ra, tốt hơn mẫu xe đồng hương ở cùng tầm giá là HR-V (59 xe).


Không chỉ có màu hồng

Có thể thấy, đội hình SUV đô thị của Thaco hiện có đến 4 cái tên và chiếm một nửa số dòng xe đang cạnh tranh ở phân khúc này. Mức giá trải dài từ 600 triệu đến 900 triệu đồng cũng giúp Thaco gần như “bao trọn” tập khách hàng có ý định mua xe gầm cao đô thị và gây sức ép lớn đến các đối thủ.

 

Về phía Corolla Cross, mẫu SUV đô thị này đang là cái tên giúp Toyota cải thiện doanh số nhờ ngoại hình bắt mắt và công nghệ an toàn. Dù vậy, các mẫu xe này vẫn có những hạn chế và nhiều khó khăn đang chờ đợi phía trước.

Mazda CX-3 và CX-30 âm thầm tăng giá sau khi ra mắt tại Việt Nam. Ảnh: Bối Hạ.

Cụ thể, Thaco đã âm thầm tăng giá cho Seltos, CX-3 và CX-30. Với mẫu SUV của Kia, đợt điều chỉnh diễn ra vào tháng 4, tăng 10-20 triệu đồng so với thời điểm mới ra mắt. Giá đề xuất của 3 phiên bản Seltos hiện ở mức 609-729 triệu đồng.

 

>> Xem thêm: Top 10 xe SUV cỡ trung tốt nhất năm 2021: Vinh danh Hyundai Santa Fe

Với CX-3 và CX-30, giá bán của 2 dòng xe này trên trang web Mazda Việt Nam đã cao hơn 10 triệu đồng cho mỗi model sau gần 2 tháng được trình làng. Giá niêm yết của CX-3 từ 629-709 triệu đồng nay tăng thành 639-719 triệu đồng. Tương tự, 2 phiên bản CX-30 từ giá ban đầu 839-899 triệu đồng được điều chỉnh thành 849-909 triệu đồng, thuộc diện đắt nhất phân khúc.

Dù mức tăng không đáng kể, việc Thaco áp dụng giá bán cao hơn sẽ khiến sức cạnh tranh của Seltos, CX-3 và CX-30 ít nhiều suy giảm, nhất là trong bối cảnh các đại lý đang áp dụng khuyến mại cho Kona, EcoSport hay HR-V.

>> Xem thêm: Bảng giá xe Hyundai tháng 6/2021: Santa Fe 2021 lên kệ

Bên cạnh có, thiếu hụt nguồn cung cũng là yếu tố có thể ảnh hưởng đến doanh số của các mẫu SUV đô thị nói chung, bao gồm cả Seltos, CX-3, CX-30 và các đối thủ.

 

Trao đổi với Zing, một trưởng nhóm bán hàng Kia tại TP.HCM cho biết hiện tại khách hàng đặt Seltos phải đợi đến cuối tháng 7 mới có thể nhận xe, tức thời gian chờ là hơn một tháng.

>> Xem thêm: Giải mã sức hút của Kia Cerato tại Việt Nam

Trong khi đó, không chủ động được nguồn xe từ Thái Lan có thể sẽ là vấn đề đau đầu cho Mazda trong các tháng tiếp theo. Ngành công nghiệp ôtô toàn cầu đang phải đối mặt với việc thiếu hụt linh kiện sản xuất. Tình trạng không đủ xe giao dễ thấy nhất đang diễn ra với Corolla Cross nhập Thái với thời gian chờ nhận xe kéo dài 2-3 tháng.

>> Xem thêm: Mazda CX-5 - SUV lý tưởng trong tầm giá 1 tỷ đồng

 

Sau cùng, phân khúc SUV đô thị hứa hẹn thêm phần khốc liệt trong 6 tháng cuối năm khi nhiều mẫu xe mới đang chuẩn bị ra mắt. Danh sách chờ đợi có nhiều cái tên tiềm năng như Hyundai Kona facelift, Toyota Yaris Cross, Ford Territory hay Volkswagen T-Cross.

Bảng giá xe
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm