Kinh doanh và tiêu dùng

Kinh doanh ô tô bết bát: Cả năm trông hết vào mùa Tết

Quý III, các đơn vị phân phối ô tô trên thị trường phải đối mặt với hai “gọng kìm” bóp nghẹt lợi nhuận khi nhu cầu yếu làm sụt giảm doanh thu và các khoản chi phí hoạt động đều gia tăng. Dù vậy, với nhiều chính sách hỗ trợ đang được đẩy mạnh, lợi nhuận ngành ô tô được kỳ vọng sẽ “sáng” hơn trong quý cuối năm.

Người mẫu khoe thân hình bốc lửa bên xe Audi / Subaru Forester bản "full" giảm giá sâu kỷ lục đến 270 triệu đồng

Kinh doanh ô tô bết bát: Cả năm trông hết vào mùa Tết
Ảnh minh hoạ
Lợi nhuận các “ông lớn” phân phối ô tô sụt giảm mạnh

Ô tô là một trong những hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu. Chính vì vậy, khi nền kinh tế gặp khó khăn, thu nhập của người dân sụt giảm thì sức tiêu thụ đối với mặt hàng này cũng tụt dốc đáng kể.

>> Xem thêm: Sau 3 năm lăn bánh, VinFast Lux SA2.0 cũ chấp nhận bán "lỗ" đến cả tỷ đồng

Điều này được các nhà phân tích từ SSI Research cảnh báo trong một báo cáo công bố hồi đầu năm, rằng thị trường tiêu thụ ô tô Việt Nam năm 2023 sẽ giảm tốc trong bối cảnh điều kiện kinh tế xấu đi, lượng tiêu thụ và giá bán tại các đại lý có thể không còn cao như năm ngoái do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Báo cáo bán hàng từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 10/2023 giảm 29% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xe ô tô du lịch giảm 32%; xe thương mại giảm 16% và xe chuyên dụng giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng trong tháng 10/2023, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 25.369 xe, giảm 31% so với tháng 10/2022.

>> Xem thêm: SUV công suất 489 mã lực, thiết kế ‘sang chảnh’, giá rẻ bất ngờ

 

Sự sụt giảm doanh số bán hàng đã khiến cho doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong quý III/2023 của các nhà phân phối xe ô tô trên toàn quốc cũng rơi vào cảnh “ảm đạm”.

Cụ thể, Công ty Cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico, HoSE: SVC), nhà phân phối ô tô lớn nhất Việt Nam, ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý III đạt hơn 5.030 tỷ đồng, tăng hơn 7,5 tỷ đồng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, công ty ghi nhận lợi nhuận gộp giảm 19,4% và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm tới 99,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của Savico chỉ đạt 8,6 tỷ đồng, “bốc hơi” hơn 151 tỷ đồng, tương đương giảm tới 95% so với cùng kỳ năm 2022.

>> Xem thêm: Kia Seltos lọt Top 10 xe SUV bán chạy nhất thế giới

Savico cho biết các chi phí kinh doanh tăng cao để đảm bảo duy trì bán hàng, trong khi khoản thu từ bán xe không tăng và lợi nhuận đóng góp từ các công ty liên kết giảm mạnh là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của công ty giảm mạnh.

Đối với nhà phân phối xe Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, Công ty Cổ phần dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Haxaco, HoSE: HAX), ghi nhận doanh thu thuần trong quý III giảm tới 43%, lợi nhuận thuần giảm 94% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng của công ty cũng “bốc hơi” 86%, về mức 8 tỷ đồng do chi phí tăng cao.

 

>> Xem thêm: SUV dài hơn 5,1 mét, công suất 373 mã lực, ‘uống xăng như ngửi’ giá 753 triệu đồng

Trong khi đó, Công ty Cổ phần City Auto (HoSE: CTF), đại lý uỷ quyền của Ford Việt Nam, ghi nhận doanh thu quý III ấn tượng, đạt gần 1.773 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng mạnh tới 118,8% và chi phí bán hàng tăng 3,4% đã khiến lãi ròng quý III giảm 37%, còn hơn 25 tỷ đồng.

Công ty cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do thị trường kinh doanh ô tô trong 9 tháng chưa cải thiện. Hiện nay, City Auto đang là nhà phân phối tất cả các dòng xe Ford tại Việt Nam, bao gồm các dòng xe ô tô, xe thương mại (Ranger, Ranger Raptor, Transit) và xe SUV (Explorer, Everest, Territory).

>> Xem thêm: Top 10 siêu xe Mỹ nhanh nhất trong lịch sử: Ford GT bét bảng

Nhà phân phối xe tải, xe chuyên dùng là Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (HoSE: HTL) cũng ghi nhận mức giảm doanh thu tới 37,3% trong quý III/2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt vỏn vẹn gần 2,7 tỷ đồng, giảm 72,1% so với cùng kỳ. Công ty cho biết nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu đầu tư mua sắm xe mới chưa được cải thiện đáng kể do các nhà đầu tư có xu hướng chờ đợi những tín hiệu tích cực hơn của nền kinh tế.

 

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Ô tô TMT (TMT Motors, HoSE: TMT), ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý III giảm tới 64,3% so với cùng kỳ, về mức hơn 141 triệu đồng. Công ty cho biết nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đã thực hiện các chính sách giảm giá để thúc đẩy bán hàng.

Với “gã khổng lồ” Tổng Công ty máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, UPCoM: VEA), doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu quý III giảm 28%, lợi nhuận gộp giảm 14% so với cùng kỳ. Điều này kéo theo lãi ròng của công ty giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong nhiều năm qua, hầu như lợi nhuận của doanh nghiệp này không đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính mà đến từ các công ty liên kết. Hiện nay, VEAM đang sở hữu 30% vốn của Honda Việt Nam, 20% vốn của Toyota Việt Nam, 25% vốn của Ford Việt Nam và thường thu về khoảng 4.500 – 7.000 tỷ đồng mỗi năm từ các doanh nghiệp liên kết.

Kỳ vọng 3 tháng cuối năm tươi sáng hơn

Khép lại 9 tháng kinh doanh khá bết bát, trong 3 tháng cuối năm nay, với nhiều chính sách hỗ trợ đang được đẩy mạnh, nhu cầu ô tô kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn.

 

Trao đổi với Đầu tư Tài chính, đại diện một doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô lớn tại thị trường Việt Nam cho rằng thị trường những tháng cuối năm nay sẽ khởi sắc. Đây cũng có thể là lý do khiến hàng loạt mẫu xe mới ra mắt tới khách hàng trong thời gian gần đây, giúp thị trường sôi động hơn. Tuy nhiên, dù có nhiều mẫu xe mới để lựa chọn nhưng vị này cũng cho rằng sức mua sẽ khó có thể tăng đột biến như năm trước, bởi tác động từ thị trường chứng khoán, bất động sản cũng như cho vay tiêu dùng chưa thể phục hồi như năm ngoái.

Chuyên gia ô tô Lê Trường Giang nhận định triển vọng doanh số 3 tháng cuối năm nay sẽ tươi sáng hơn nhờ vào điều kiện kinh doanh thuận lợi. Thứ nhất, việc Chính phủ giảm 50% lệ phí trước bạ đối với các xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 sẽ kích thích nhu cầu mua ô tô khi người tiêu dùng Việt Nam sẽ được hưởng chi phí thấp hơn trên mỗi chiếc xe.

Trước đó, sau khi được áp dụng giảm lệ phí trước bạ trong nửa cuối năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, doanh số bán ô tô toàn thị trường đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ. Cụ thể, doanh số bán ô tô trong nửa cuối năm 2021 tăng 33% so với cùng kỳ năm trước đó và trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 36%.

Thứ hai, để giải bài toán tồn kho cao, các hãng xe và nhà phân phối cũng đang áp dụng chính sách giảm giá bán mạnh lên tới hàng trăm triệu đồng, tặng ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua xe cùng nhiều hình thức khuyến mại khác, cũng sẽ khuyến khích người tiêu dùng chi tiền cho việc mua sắm ô tô.

Thứ ba, lực đẩy cũng đến từ việc hoàn thành các dự án đường vành đai và đường cao tốc như một phần của các chính sách tài khóa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ nửa cuối năm 2023. Chẳng hạn như các dự án được bắt đầu triển khai vào tháng 6/2023 như đường vành đai 3 ở TP. HCM, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường vành đai 4 ở Hà Nội; đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (hoàn thành vào tháng 4), đường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết (hoàn thành vào tháng 5). Nhu cầu di chuyển sẽ được kích thích bởi cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện hơn, dẫn đến tỷ lệ sở hữu xe ô tô tăng lên.

 

Thứ tư, lộ trình giảm lãi suất cho vay từ Ngân hàng Nhà nước vào thời điểm cuối năm cũng sẽ khuyến khích người tiêu dùng chi tiền cho việc mua sắm ô tô.

- Video giới thiệu VinFast VF 7 Hỏa Long Độc Bản. Nguồn: Như Ý VinFast Hồ Chí Minh.



 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm