Kinh doanh và tiêu dùng

Mỏ vàng từ smartphone và laptop cũ

Royal Mint đã hợp tác với Excir, một startup trong lĩnh vực công nghệ thông minh của Canada, để đưa đến Vương quốc Anh công nghệ thu hồi cũng như tái chế vàng và các kim loại quý khác từ rác thải điện tử.

Xiaomi giới thiệu smartphone chip S720G, RAM 6 GB, pin 5.020 mAh, giá rẻ bất ngờ / Xiaomi Mi 11 5G giảm giá ‘sập sàn’ tại Việt Nam

Một lượng nhỏ kim loại quý được nhúng trong bảng mạch in của smartphone hoặc laptop. Những thiết bị điện tử này một ngày nào đó sẽ bị vứt bỏ dẫn đến lượng rác thải điện tử bị vứt bỏ mỗi năm trên khắp thế giới ngày càng tăng. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, 53,6 triệu tấn rác thải điện tử đã được thải ra trên toàn cầu vào năm 2019.

Ảnh minh hoạ.

Dưới 20% chất thải này đã được tái chế, điều này dẫn đến việc thất thoát hơn 48 tỷ EUR kim loại quý, bao gồm cả vàng hoặc bạc. Để giải quyết vấn đề này, nhà sản xuất tiền xu Royal Mint của Anh đã hợp tác với Excir, công ty cung cấp công nghệ thu hồi hơn 99% vàng, bạc và các kim loại khác được tìm thấy trong rác thải điện tử.

>> Xem thêm: Oppo A56 5G ra mắt với RAM 6 GB, pin 5.000 mAh, giá 5,7 triệu đồng

Royal Mint hy vọng sẽ sử dụng công nghệ dựa trên hóa học của Excir trong vòng vài tháng tới. Royal Mint sẽ sử dụng công nghệ này để thu hồi kim loại quý ở nhiệt độ phòng trên địa điểm ở South Wales. Công ty cũng cho biết các thử nghiệm đã cho thấy công nghệ có thể sản xuất vàng với độ tinh khiết 999,9. Họ cũng có thể chiết xuất paladi, đồng và bạc.

>> Xem thêm: Smartphone chip Dimensity 900 5G, RAM 8 GB, sạc 44W, giá gần 6 triệu đồng

Các chuyên gia ước tính có tới 7% lượng vàng trên thế giới có thể được chứa trong rác thải điện tử. Chúng ta sẽ tìm thấy vàng trong một tấn rác thải điện tử nhiều gấp 100 lần so với một tấn quặng vàng, vì vậy điều quan trọng là có thể nhanh chóng khai thác số vàng đó từ smartphone hoặc laptop cũ.

 

>> Xem thêm: Top 10 mẫu iPhone có thời lượng pin 'khủng' nhất: Bất ngờ lớn

Hiện tại, một số sáng kiến cũng ​​đã được tiến hành để cố gắng giảm lượng rác thải điện tử trên toàn cầu. Chẳng hạn như tại Đức, quốc gia này muốn yêu cầu 7 năm cập nhật và cung cấp phụ tùng cho smartphone Android và iOS, trong khi Liên minh châu Âu muốn áp dụng một bộ sạc USB-C duy nhất vào năm 2024, điều mà Apple đã liên tục phản đối.

>> Xem thêm: Bảng giá iPhone tháng 10/2021: Loạt sản phẩm giảm giá chờ iPhone 13 Series lên kệ

Bảng giá điện thoại.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm