Kinh doanh và tiêu dùng

Những trường hợp nào ô tô bị từ chối đăng kiểm?

Trường hợp xe bị vi phạm một trong các lỗi dưới đây sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Top 10 xe sedan hạng sang cỡ trung đáng mua nhất năm 2023: Genesis G80 dẫn đầu / Top 10 xe hơi an toàn nhất năm 2023: Mazda3 xếp thứ 3

Xe chưa hoàn tất đóng phí phạt nguội

Để được chấp nhận đăng kiểm, chủ xe cần phải hoàn tất thủ tục nộp phí phạt nguội trong vòng 20 ngày kể từ ngày được đội ngũ cảnh sát giao thông gửi thông báo phạt nguội. Quy định này được ban hành theo Thông tư số 16 và Thông tư số 15. Chỉ khi đóng phí phạt nguội, chủ phương tiện mới có thể đăng kiểm. Nếu không, việc từ chối là điều chắc chắn sẽ xảy ra bởi thông tin phạt nguội luôn được cập nhật đầy đủ và nhanh chóng trên phần mềm cảnh báo.

>> Xem thêm: Bảng giá xe Kia tháng 1/2023: Thêm sản phẩm mới

Những trường hợp nào ô tô bị từ chối đăng kiểm?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Không đầy đủ giấy tờ cần thiết của xe

Khi tiến hành thủ tục đăng kiểm, chủ xe cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định, bao gồm:

>> Xem thêm: Bảng giá xe Hyundai tháng 1/2023: Hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ, thêm sản phẩm mới

- Giấy đăng ký xe (bản chính)

- Giấy chứng nhận còn hiệu lực bảo hiểm dân sự hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo)

 

Tự ý thay đổi kết cấu xe

Những chủ phương tiện thay đổi kết cấu xe như lắp thêm cản trước, cản sau, giá nóc, hệ thống đèn xe, màu sơn sẽ bị từ chối đăng kiểm.

>> Xem thêm: Bảng giá xe Toyota tháng 1/2023: Ưu đãi lớn, thêm sản phẩm mới

Ngoài ra, chủ xe nếu thay đổi, sử dụng mâm lốp xe không đúng kích cỡ; lắp thêm hoặc "độ" đèn chiếu sáng cũng sẽ khiến phương tiện bị trượt kiểm định và khi lưu thông trên đường sẽ vi phạm Khoản 2, Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ bị phạt 1 triệu đồng.

>> Xem thêm: Top 10 xe coupe bán chạy nhất thế giới năm 2022: Ford Mustang mất ngôi đầu

 

Phương tiện thay đổi kết cấu xe như cơi nới thêm thùng hàng cho chiều cao vượt qua thông số cho phép ban đầu để chở được nhiều hàng cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm phải cắt thùng trả lại hiện trạng theo đúng thiết kế ban đầu mới được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

>> Xem thêm: Top 10 xe SUV bán chạy nhất thế giới năm 2022: Tesla Model Y vượt mặt Honda CR-V

Dán decal toàn bộ xe

Việc dán decal xung quanh thân xe ô tô là mục đích trang trí của nhiều người dùng. Tuy nhiên, việc này cũng bị coi là lỗi làm thay đổi màu sơn, kết cấu xe nguyên bản và sẽ không được đăng kiểm, đồng thời chủ xe phải chịu án phạt từ 600-800 nghìn đồng.

Xe lắp đặt thêm ghế (đối với xe van)

 

Lắp thêm ghế, lỗi này thường gặp ở các loại xe van và xe bán tải chỉ có hai ghế ngồi ở cabin, nên sau khi mua xe về, nhiều người đã lắp thêm hàng ghế sau để tăng số chỗ ngồi.

Xe không tuân thủ yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Theo Nghị định số 91, đối với các xe kinh doanh vận tải thuộc diện được yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát cần phải trang bị đầy đủ hộp đen, nếu không xe sẽ bị từ chối kiểm định.

Những loại phương tiện được yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát là:

- Xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng (xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch)

 

- Xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container

- Xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định (xe buýt).


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm