Kinh doanh và tiêu dùng

Nông dân Lai Châu làm giàu từ cây chuối xanh

Những đồi chuối xanh tốt, cho những mùa quả "ngọt" trên vùng đất dốc cằn cỗi dọc biên giới huyện Phong Thổ (Lai Châu) đang thực sự trở thành cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho đồng bào các dân tộc địa phương.

Tất tật về lan Hồ Điệp chơi Tết / Xôn xao chuyện bưởi Đoan Hùng, cam Vinh ngon giá 2.000-5.000 đồng/kg

Sau nhiều năm loay hoay tìm cây trồng phù hợp trên đất dốc, cây chuối đã bám rễ và phát triển ở các xã dọc biên giới huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đến nay, địa phương đã có gần 4.000 ha chuối, cho sản lượng thu hoạch khoảng 45.000 tấn mỗi năm.
Sau thiệt hại do đợt mưa đá nặng hồi đầu năm 2020, các vườn chuối đã được bà con nông dân khôi phục và cho thu hoạch những mùa quả "ngọt".
Sản phẩm chuối xanh sau thu hoạch được người nông dân bán cho các doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Vào đầu giờ sáng mỗi ngày, hàng trăm chuyến xe máy chở chuối từ các ngả đường đổ về khu chợ chuối tại cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng.
Để có thị trường đầu ra ổn định, cơ quan chức năng địa phương đã cấp 27 mã vùng trồng cho người nông dân theo yêu cầu phía Trung Quốc và làm việc với 20 cơ sở đóng gói để bình ổn giá cho người nông dân.
Dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng giá chuối hiện vẫn giữ ở mức từ 10.000 đến 12.000 đồng/1kg.
Thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu, từ đầu năm 2020 đến nay, địa phương đã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc được gần 25.000 tấn chuối xanh.
Ngoài trồng chuối, tại chợ chuối ở cửa khẩu Ma Lù Thàng đã có nhiều người dân địa phương trở thành thương lái khi mua để bán lại cho các doanh nghiệp kiếm lời.
Để đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực chợ chuối, hàng ngày, cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng luôn có mặt để kiểm soát, nắm tình hình buôn bán.
Niềm vui của thiếu nữ Dao khi giá chuối tăng lên, mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình.
Chợ chuối đầu mối tại cửa khẩu Ma Lù Thàng hoạt động từ 5h30 đến 9h sáng hàng ngày, với sự tham gia của hàng trăm người dân địa phương.
Trung bình mỗi ngày có hàng trăm tấn chuối được các doanh nghiệp thu mua, tập kết để xuất khẩu.
Sau khi tập kết đủ số lượng trong ngày, các doanh nghiệp sẽ tiến hành sơ chế để đảm bảo mẫu mã, chất lượng theo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu phía Trung Quốc.
Việc thu mua, sơ chế, đóng gói, vận chuyển... của các doanh nghiệp cũng tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho hàng chục lao động người địa phương.
Chuối sau sơ chế được cắt rời, đưa vào bao bì nilon và hộp cát tông...
... hút chân không trước khi đóng vào hộp cẩn thận và dán nhãn mã vùng trồng.
Ngoài các sản phẩm chuối xanh sơ chế, nhiều doanh nghiệp đóng gói, bảo quản cả buồng để xuất khẩu theo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu.
Phút giải lao vui vẻ của người nông dân tại chợ chuối đầu mối cửa khẩu Ma Lù Thàng.
Ông Vương Thế Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết, cây chuối đã thực sự làm giàu cho bà con vùng biên, khi hiện nay số tiền gửi tại các ngân hàng lên tới hàng trăm tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nguồn thu nhập từ chuối.
Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ, tới đây, chính quyền địa phương sẽ chỉ đạo cơ quan chuyên môn hỗ trợ bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc và tìm cơ chế xây dựng nhà máy chế biến, nhằm tạo đầu ra ổn định cho bà con nông dân trên địa bàn.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm