‘Soi’ điểm yếu hậu cần kinh doanh online
Điểm danh những cây thông đang "hot hit" trên thị trường Noel / Giá thịt lợn bất ngờ tăng mạnh
Trước các thông tin mới đây về hàng loạt vụ việc bị đánh tráo khi mua hàng online ở Tp.HCM và một số địa phương khác, nhiều ý kiến cho rằng chính sách quản lý cần quy định, quy chuẩn kỹ hơn không chỉ đối với đơn vị bán hàng mà cả với đơn vị giao nhận.
Nhộm nhoạm mảng giao hàng
Chị Lê Thị Ánh (trú quận 3, Tp.HCM) cho biết những vụ việc như vậy sẽ khiến người tiêu dùng trở nên thận trọng hơn với việc mua hàng online và với đơn vị giao hàng.
Các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần trong nước cần nâng cao năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của kinh doanh online. |
Ở góc độ của một người bán hàng online, chị Ánh đã từng một vài lần rơi vào tình huống chịu thiệt thòi do lỗi từ phía công ty giao hàng gây ra.
Chẳng hạn vài tháng trước có khách hàng đặt mua online món hàng trị giá 5 triệu đồng. Theo chị Ánh, vì đây không phải là hàng đại trà mà là hàng chuyên biệt, được sản xuất một lần, nên chị gửi cho công ty giao hàng bằng đường chuyển phát giao hàng tiết kiệm, thế nhưng 2 tháng sau, khách hàng chưa nhận được.
“Tôi không biết khiếu nại ai vì công ty giao hàng này không xài điện thoại, chỉ có trao đổi với nhau trên mạng xã hội, hứa nay hứa mai, cuối cùng tôi phải đền cho khách đơn hàng khác. Sau đó thì khách hàng cũng nhận được đơn hàng cũ và họ trả ngược lại. Tôi nhận về cũng chỉ bỏ đi, coi như mất 5 triệu cùng tiền vận chuyển 2 lần, công ty chuyển phát không một lời xin lỗi mà tiền thì vẫn thu đầy đủ”, chị Ánh bức xúc nói.
Hoạt động giao hàng từ kinh doanh online ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá nhộn nhịp, cuộc đua chiếm giữ thị phần dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhưng, nếu nhìn từ những vụ việc hàng hoá bị đánh tráo, chậm trễ, phát sinh chi phí... thì có thể thấy đây là một trong những vấn đề cần được khắc phục.
Trong Báo cáo Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2020, Bộ Công Thương cho biết mạng lưới vận chuyển phục vụ cho TMĐT bao phủ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Các doanh nghiệp (DN) bưu chính tham gia chuỗi cung ứng TMĐT ngày càng nhiều. Tính đến hết năm 2018, tổng số điểm phục vụ bưu chính của toàn thị trường trên 16.400 điểm, trong đó xấp xỉ 13.000 điểm thuộc mạng lưới bưu chính công cộng.
Tuy vậy, không chỉ với mảng giao nhận online, giới chuyên gia cho rằng ở khâu hậu cần phục vụ cho kinh doanh online thì các DN dịch vụ logistics trong nước vẫn còn khá non trẻ, chỉ chiếm thị phần nhỏ nếu so với khối ngoại. Năng lực của các DN nội địa trong lĩnh vực này không đồng đều, hoạt động còn phân tán, thiếu kết nối, thiếu tính chuyên nghiệp.
Chờ năng lực của khối nội
Trong khi đó, trước sức phát triển của TMĐT đang đòi hỏi các DN logistics nội địa cần nâng cao khả năng phục vụ nhiều hơn nữa. Đặc biệt là khi TMĐT hiện chiếm khoảng 20% tổng doanh số bán lẻ tại châu Á - Thái Bình Dương so với 14% trên toàn cầu.
Việt Nam hiện là một trong những thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Doanh thu từ mảng TMĐT ước tính đạt 4,07 tỷ USD vào năm 2015, tăng lên 6,2 tỷ USD vào năm 2017. Đến năm 2020, thị trường dự kiến đạt khoảng 13 tỷ USD, gấp đôi mức năm 2017.
Chuyên gia phân tích của Công ty nghiên cứu thị trường JLL nhấn mạnh, tốc độ giao hàng luôn là một trong những yếu tố chính trong quyết định mua hàng, với việc các nhà bán lẻ trực tuyến lớn cung cấp các tùy chọn giao hàng trong ngày.
Vì vậy, các nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần ở Việt Nam cần phải theo kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Các chiến lược giao hàng chặng cuối (last-mile) thành công sẽ cần các giải pháp sáng tạo, quy trình hiện đại, chuyển đổi kỹ thuật số và công nghệ mới nhất.
Bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao thị trường Việt Nam của JLL nhận định, tình hình dịch Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới. Việc hợp nhất các hoạt động logistics vào hiện đại hóa chuỗi cung ứng đang nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí logistics tổng thể cho khách hàng.
“Tăng trưởng trong các ngành khác cũng sẽ hỗ trợ mở rộng thị trường hậu cần 3 bên, bao gồm tăng trưởng trong ngành thực phẩm và đồ uống, chăm sóc sức khỏe và dược phẩm, cũng như các ngành thiết bị văn phòng và công nghệ”, bà Trang Bùi nói.
Hơn thế nữa, kho lạnh được dự đoán sẽ trở thành là một “ngôi sao” trong lĩnh vực hậu cần tương lai. Các nhà đầu tư đã quan tâm đến ngành lưu trữ lạnh từ lâu, khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng đặt mua hàng hóa trực tuyến trong thời kỳ đại dịch Covid-19 đòi hỏi nhiều kho lạnh gần khách hàng hơn.
Trên thực tế, theo chuyên gia của JLL, đã có sự gia tăng đột biến trong các yêu cầu hậu cần ngắn hạn liên quan trực tiếp đến tác động tức thời của đại dịch, đặc biệt là cho nhu cầu mua hàng online.
Tuy nhiên, cần lưu ý là logistics chuỗi lạnh vẫn còn trong giai đoạn mới phát triển ở Việt Nam nếu so với sức phát triển của TMĐT. Chẳng hạn như với ngành hàng nông sản, hiện nay chỉ có một phần rất nhỏ trái cây và rau quả, sản phẩm thịt, cá được phân phối bằng công nghệ logistics chuỗi lạnh.
Ngay cả xe tải đông lạnh tại Việt Nam chỉ chiếm số lượng rất nhỏ, chủ yếu một số DN lớn đầu tư nhằm phục vụ các DN có nhu cầu vận chuyển nông sản xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Smartphone ‘nồi đồng cối đá’, pin 6.000 mAh, RAM 8 GB, giá hơn 4 triệu đồng
Giá xe Honda Future 125 FI tháng cuối 12/2024 rẻ như 'bèo', được săn đón hơn Wave Alpha và RSX
Xe hơi đẹp mê ly, giá gần 490 triệu đồng, so kè cùng Mini Cooper
"Vua côn tay" 150cc của Honda bất ngờ giảm đậm 23 triệu đồng
Honda ra mắt ‘xe ga quốc dân’ 125cc mới giá 28 triệu đồng đẹp lấn át LEAD, có màn TFT xịn hơn Vision
‘Cực phẩm côn tay’ 150cc giá 37,3 triệu đồng sắp ra mắt, có ABS như Yamaha Exciter và Honda Winner X