Kinh doanh và tiêu dùng

Ô tô siêu rẻ giá bằng một nửa chính hãng: Vội đặt cọc, coi chừng mất tiền oan

Thời gian gần đây, trên các mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok xuất hiện nhan nhản các quảng cáo rao bán ô tô mới với mức giá “siêu rẻ” nhằm dụ dỗ “con mồi” là những người ham mua xe giá rẻ.

Đại lý xả kho, Honda Accord giảm giá 240 triệu đồng trước Tết / Loạt xe điện đua giảm giá dịp cận Tết Nguyên Đán: VinFast ưu đãi tới 160 triệu đồng

Rao bán ô tô giá rẻ chỉ bằng một nửa chính hãng

Dịp cận Tết Nguyên đán hàng năm luôn là thời điểm "nóng" nhất của thị trường ô tô trong nước, bao gồm cả xe mới và xe đã qua sử dụng. Thời điểm này, hàng loạt các chương trình giảm giá bán, tăng ưu đãi, tặng phụ kiện,… được các đại lý áp dụng nhằm kích cầu nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, điều này mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, có nhiều đối tượng lợi dụng thời điểm “nóng” này để quảng cáo, rao bán những mẫu xe với giá rẻ giật mình, nghiêm trọng hơn là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

>> Xem thêm: SUV ‘chủ tịch’ VinFast President chạy lướt 16.000 km mất giá ngang một chiếc Porsche Macan

Thời gian gần đây, trên các mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok xuất hiện nhan nhản các quảng cáo rao bán xe với mức giá bán siêu “hời” so với giá xe gốc, mà các hãng xe đang đưa ra khi khách hàng mua hàng chính ngạch tại các showroom. Đây là trò lừa đảo không mới nhằm dụ dỗ “con mồi” là những người ham mua xe giá rẻ.

>> Xem thêm: Ảnh chi tiết Kia Sonet 2024 giá hơn 220 triệu đồng, cạnh tranh với Toyota Raize, Hyundai Venue

Loạt mẫu xe mới đời 2023 được rao bán với mức giá rẻ bất ngờ trên mạng xã hội

Thông thường, các đối tượng lừa đảo sẽ lập các trang fanpage trên mạng xã hội như facebook. Sau đó sẽ chạy các chiến dịch quảng cáo để tiếp cận được tối đa số lượng người dùng có nhu cầu mua xe hoặc quan tâm đến thị trường xe. Để tăng độ uy tín, các đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng những hình ảnh xe, hình ảnh giao dịch mua bán xe từ những trang bán hàng khác hoặc hình ảnh tự lập về các giao dịch “ảo” để đăng tải, tạo uy tín để dễ dẫn dụ “con mồi”.

>> Xem thêm: SUV công suất 440 mã lực, tiêu thụ 0,86 lít xăng/100 km giá hơn 1,1 tỷ đồng

Sau khi những người dùng facebook tương tác các bài viết trên fanpage, các đối tượng sẽ gửi tin nhắn thông qua messenger và hướng dẫn sang kết bạn qua phần mềm thứ ba là zalo hoặc telegram để trao đổi trực tiếp về vấn đề mua xe. Tại đây, các đối tượng sẽ gửi những hình ảnh, video đã chuẩn bị từ trước (từ các showroom hay lấy từ báo chí chính thống) về những sản phẩm xe chất lượng nhưng giá bán chỉ bằng 1/3, một nửa hay là 2/3 giá thị trường (chẳng hạn, xe Hyundai Santa Fe 2.5 xăng tiêu chuẩn giá 280 triệu đồng; Mitsubishi Xpander Cross 2023 giá 200 triệu đồng; Toyota Camry 2.0Q 2023 giá 320 triệu đồng,…).

>> Xem thêm: Đối thủ của Mazda CX-5, Honda CR-V chốt giá hơn 690 triệu đồng

Tinh vi hơn, các đối tượng còn làm giả các giấy tờ của cơ quan nhà nước về các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe, qua đó dễ dàng đánh vào lòng tham của các nạn nhân để tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo của mình. Tiếp đó, các đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng chụp chứng minh nhân dân/căn cước công dân 2 mặt để làm giấy tờ xe (cavet, đăng kiểm, bảo hiểm, biển số,...) và xin địa chỉ nhà để giao xe. Trường hợp khách hàng có nhu cầu xem xe trực tiếp, các đối tượng cũng sẽ cung cấp một địa chỉ giả để tạo uy tín.

 

>> Xem thêm: SUV đô thị thiết kế đẹp long lanh, công suất 102 mã lực, giá hơn 320 triệu đồng

Sau khi tiếp cận được “con mồi”, đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu khách hàng đặt cọc một khoản tiền từ 20 - 30 triệu đồng để giữ xe với lý do là số lượng xe rất ít, không cọc là sẽ có khách khác lấy ngay. Số tiền cọc trên sẽ được trừ vào số tiền mua xe sau khi các khách hàng nhận xe và thanh toán nốt số tiền còn lại.

Tránh tiền mất, tật mang

Vào vai người cần mua xe, liên hệ đến số điện thoại di động được đăng trên trang facebook Auto V.T Thế giới xe nhập khẩu, sau khi ngỏ ý muốn tìm mua một chiếc Hyundai Santa Fe máy dầu, chủ nhân của số điện thoại này liền gửi hình ảnh xe, kèm giá bán của từng phiên bản qua tin nhắn qua zalo. Đồng thời cũng đưa ra cách thức đặt hàng và yêu cầu làm theo hướng dẫn.

“Bên em hiện có sẵn xe trong kho và có đầy đủ màu xe đang bán trên thị trường, bạn chọn màu, phiên bản, gửi căn cước công dân 2 mặt, gửi địa chỉ nhận xe, số điện thoại để liên hệ và đặt cọc trước 20 triệu đồng để làm đăng ký giấy tờ, cũng như đảm bảo phải có trách nhiệm với đơn hàng. Sau khi nhận được tiền cọc, bên em sẽ ra xe, bọc dán cẩn thận và chuyển đến tận nơi cho anh”, đối tượng này hướng dẫn trình tự.

 

Để tăng thêm phần uy tín, đối tượng lừa đảo này còn cam kết nếu chất lượng xe không đúng như hình, không đúng giấy tờ thì sẽ hoàn trả lại số tiền đã cọc. Xe cũng bảo hành 3 năm hoặc 100.000km. Tỏ ý muốn đến trực tiếp để xem xe và đặt tiền luôn nếu ưng ý, đối tượng này liền gửi địa chỉ cửa hàng tại Cửa khẩu Xa Mát, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Tiếp tục yêu cầu gửi địa chỉ cụ thể của cửa hàng thì đối tượng này liền chặn tin nhắn.

Đối tượng lừa đảo đưa ra loạt hướng dẫn cho khách hàng

Anh Lê Kiên, chủ cửa hàng kinh doanh xe cũ hạng sang tại TP. HCM, cho rằng: “Việc giá bán của một mẫu xe đời mới mà giá chỉ bằng một nửa, thậm chí chỉ bằng 2/3 giá chính hãng thì thật vô lý. Không thể có một mức giá rẻ chênh lệch lớn so với giá sàn được bởi giá trị của sản phẩm đều có những tiêu chuẩn riêng. Rõ ràng đây là chiêu trò lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin”.

“Để tránh tiền mất tật mang, tôi cho rằng cần tìm hiểu kỹ thông tin về cửa hàng, salon, thông tin của người bán. Nếu không có thời gian và dữ liệu để kiểm tra độ xác thực của một chiếc ô tô giá rẻ thì tốt nhất nên tìm mua từ các đại lý, showroom ô tô có uy tín”, anh Kiên khuyến cáo.

Còn theo chuyên gia ô tô Lê Trường Giang: “Hiện nay vẫn còn rất nhiều kiểu kinh doanh xe “siêu rẻ” như trên xuất hiện nhan nhản ở mạng xã hội facebook, tiktok hay zalo, chúng ngang nhiên hoạt động, thậm chí lừa đảo trắng trợn. Cơ quan chức năng cũng nhiều lần khuyến cáo người dân, cần cảnh giác với những kiểu lừa đảo như trên. Trong bối cảnh xã hội tiêu dùng được số hóa, nhiều hình thức mua bán được tận dụng trên các nền tảng công nghệ, cũng như xã hội thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, người tiêu dùng cần có sự tỉnh táo, thông minh, để tự bảo vệ mình”.

- Video cận cảnh Honda CR-V 2024 phiên bản e:HEV RS. Nguồn: Khoa Ôtô miền Tây.

 



 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm