Kinh doanh và tiêu dùng

Ôtô nội gia tăng lợi thế so với xe nhập những tháng cuối năm

Sản lượng xe lắp ráp nhích dần về cuối năm, trong khi xe nhập khẩu tiếp tục giảm hai chữ số, thị trường xe sang và siêu xe gần như đóng băng.

Hé lộ thông số Omoda 5 sắp ra mắt Việt Nam, giá dự kiến từ 699 triệu đồng, cạnh tranh với Toyota Yaris Cross / Range Rover Sport SV phiên bản giới hạn chỉ có 7 chiếc trên thế giới

Xe lắp ráp tăng sản lượng, xe nhập khẩu tiếp tục giảm sâu

Theo Bộ Công thương, 11 tháng đầu năm sản lượng ô tô lắp ráp nội địa đạt 308,6 nghìn chiếc. Dù vẫn kém so với cùng kỳ năm trước (363,3 nghìn chiếc) nhưng tính theo tháng, diễn biến sản lượng xe lắp ráp tăng dần trong quý 4.

Cụ thể, tháng 10 các hãng xe Việt Nam chỉ xuất xưởng được 31.100 xe thì tháng 11 lượng xe rời xưởng đạt 36.900 xe, gần bằng sản lượng trung bình của năm 2022, tính theo tháng.

Các nhà phân phối cho hay, dự kiến hết tháng 12 chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ kết thúc nhưng chưa có đề xuất gia hạn.

Diễn biến ngược chiều giữa ô tô lắp ráp và nhập khẩu những tháng cuối năm - Ảnh 1.

Lắp ráp xe Hyundai Accent tại nhà máy Hyundai Thành Công Việt Nam số 2 tại khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Do đó các hãng xe đẩy mạnh sản xuất nội địa để đón tập khách hàng cuối năm và nhu cầu mua xe chạy phí trước bạ khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ chỉ còn 3 tuần nữa kết thúc.

Minh chứng là ba vị trí dẫn đầu về doanh số tháng 11 đều là xe lắp ráp trong nước. Bảy trong 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 11 cũng là xe lắp ráp.

Cụ thể là Mazda CX5 tiếp tục đứng đầu tiêu thụ (1.727 xe), Hyundai Acccent đứng thứ nhì (1.686 xe) và Toyota Vios thứ ba (1.556 xe).

Cũng số liệu Bộ Công thương, lượng xe dưới 9 chỗ nhập khẩu về nước tháng 11 chỉ là 6.500 chiếc, trị giá 135 triệu USD, giảm mạnh so với tháng 10 (8.213 chiếc, trị giá 190 triệu USD).

Lũy kế 11 tháng, lượng xe nhập cảng vào Việt Nam đạt 90.547 chiếc (trị giá 1,955 tỷ USD). So với cùng kỳ năm ngoái (125.813 chiếc, trị giá 2,419 tỷ USD), năm nay xe nhập khẩu giảm 19,2%.

 

Từ số liệu ngành, dự báo đà suy giảm sức mua xe nhập khẩu sẽ kéo dài hết năm nay.

Tỷ trọng xe lắp ráp và xe nhập khẩu là 2:1

Theo các số liệu thống kê, giai đoạn 2018 - 2021 tỷ trọng xe lắp ráp và xe nhập khẩu là 6:4, cứ 10 xe bán ra, có 4 xe là nhập khẩu.

Tuy nhiên hai năm gần đây, tỷ lệ này thay đổi theo chiều hướng xe lắp ráp tăng và xe nhập khẩu giảm.

Diễn biến ngược chiều giữa ô tô lắp ráp và nhập khẩu những tháng cuối năm - Ảnh 2.

Lượng xe nhập khẩu giảm đều trong suốt năm 2023, khiến tỷ trọng xe lắp ráp so với xe nhập khẩu trong tổng sản lượng tiêu thụ tăng. Ảnh: Lam Anh.

 

Cụ thể là năm 2022, trong khoảng 504 nghìn xe bán ra cả năm, số xe nhập khẩu là 173 nghìn chiếc, chiếm 34% tổng sản lượng toàn ngành.

Như vậy tỷ trọng xe lắp ráp so với xe nhập khẩu là 2:1, con số thay đổi so với tỷ trọng 6:4 những năm trước.

Giới phân tích cho rằng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp áp dụng trong hai năm qua phát huy tác dụng về mặt sản xuất CKD, mặc dù ngân sách hụt thu từ khoản phí trước bạ lên tới 9.000 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng hai năm vừa qua, lượng xe sang nhập về Việt Nam giảm mạnh, do kinh tế chưa hồi phục sau đại dịch, thị trường hàng hóa xa xỉ giảm tổng cầu.

Thị trường xe siêu sang, siêu xe gần như đóng băng, các nhà phân phối tái cơ cấu, thay thế lãnh đạo và điều chỉnh mục tiêu bán hàng cũng khiến kim ngạch nhập khẩu ô tô tiếp tục suy giảm.

 

- Video cận cảnh Honda CR-V 2024 phiên bản e:HEV RS. Nguồn: Khoa Ôtô miền Tây.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm