Kinh doanh và tiêu dùng

PMI tháng 9 tăng cao nhất từ đầu năm

Báo cáo của IHS Markit cho thấy, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 9 của Việt Nam tăng 6,5 điểm so với tháng trước và đạt 52,2 điểm, mức tốt nhất tính từ đầu năm.

Các chính sách kinh tế quan trọng có hiệu lực từ 1/10/2020 / Hà Nội: 'Hái tiền' mỏi tay nhờ trồng hoa nhài

Nhìn chung sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và tỷ lệ lao động có việc đã tăng lên đáng kể. Theo IHS Markit, có được kết quả này là nhờ dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, giúp triển vọng kinh doanh ngành sản xuất được cải thiện.

Số ca nhiễm giảm đã đẩy mạnh nhu cầu khách hàng, từ đó làm tăng số lượng đơn đặt hàng mới. Bên cạnh đó, niềm tin kinh doanh cũng cải thiện vào cuối quý III/2020 khi tăng mạnh thành mức cao nhất kể từ tháng 7/2019.

Dự báo, số lượng đơn đặt hàng mới tăng kỳ vọng làm tăng sản lượng trong năm tới, nhưng một số công ty cho biết kỳ vọng tích cực còn tùy thuộc vào khả năng kiểm soát đại dịch trong nước.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã khuyến khích các nhà sản xuất tăng hoạt động mua hàng lần đầu tiên trong 3 tháng. Báo cáo cho rằng, mức tăng này khá mạnh.

PMI tháng 9 tăng cao nhất từ đầu năm - Ảnh 1.

PMI tháng 9 đạt 52,2 điểm, mức tốt nhất kể từ đầu năm. (Ảnh: Bloomberg)

"Lĩnh vực sản xuất bị chệch hướng trong tháng 8, nhưng kết quả PMI tháng 9 tích cực hơn nhiều. Với khả năng kiểm soát đại dịch được duy trì trở lại, các công ty đã có số lượng đơn đặt hàng mới tăng, từ đó tăng sản lượng và tâm lý lạc quan lên mức cao nhất trong hơn một năm", Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nhận định.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng, việc duy trì xu hướng tích cực sẽ còn phụ thuộc vào việc kiểm soát đại dịch trong những tháng cuối năm.

Ngoài ra, việc đơn hàng xuất khẩu mới lần đầu tiên tăng trở lại tính từ tháng 1 đầu năm cho thấy nhu cầu quốc tế đã bước vào đà phục hồi, hỗ trợ cho khu vực sản xuất trong nước.

Chỉ số PMI là số bình quân gia quyền của năm chỉ số sau: đơn đặt hàng mới (30%), sản lượng (25%), việc làm (20%), thời gian giao hàng của nhà cung cấp (15%) và tồn kho hàng mua (10%). Để tính toán chỉ số PMI, chỉ số thời gian giao hàng của nhà cung cấp được đảo ngược để nó biến động theo một hướng có thể so sánh với các chỉ số khác.

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam được IHS Markit thu thập từ phần trả lời cho các câu hỏi hàng tháng gửi cho các nhà quản trị mua hàng trong một nhóm gồm khoảng 400 nhà sản xuất. Nhóm khảo sát được phân chia theo lĩnh vực và qui mô lao động của công ty, dựa trên đóng góp vào GDP.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm