Quý III, trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu thịt lợn
Tưởng thứ vứt đi, nào ngờ đốt hoá than bán lấy tiền triệu / Thịt gà công nghiệp giá rẻ như rau
Các địa phương đang thúc đẩy tái đàn song song với kiểm soát an toàn dịch bệnh - Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Tái đàn đạt trên 80%
Sau khi dịch qua thời kỳ cao điểm (vào tháng 6-7/2019), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn. Cùng với đó có tổng kết, hướng dẫn, phổ biến mô hình chăn nuôi an toàn sinh học ở các cấp độ khác nhau và chỉ đạo bảo đảm nguồn lợn giống, lượng thức ăn chăn nuôi đáp ứng cho nhu cầu tái đàn, tăng đàn lợn.
Theo Cục Chăn nuôi thì tổng đàn nái trên 2,9 triệu con, với tỷ lệ đàn nái ngoại và nái lai chiếm trên 80%, năng suất sinh sản của đàn nái đạt 18 con cai sữa/nái/năm, khả năng sinh trưởng cao nên khối lượng xuất chuồng bình quân đạt 87,5 kg/con. Vì vậy, vẫn đáp ứng được sản lượng thịt lợn tương đương với năm 2018.
Theo báo cáo của các địa phương, đến hết tháng 2/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24 triệu con, tương đương 74% so với tổng đàn lợn trước khi có Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), tức là khoảng 31 triệu con vào 31/12/2018.
Đến tháng 3/2020 cả nước có 9 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn bằng hoặc cao hơn trước khi có DTLCP, với tổng đàn hiện nay là 3,64 triệu con. Có 21 tỉnh, thành phố có đàn lợn đạt 80-dưới 100% so với trước khi có DTLCP, với tổng đàn là 10,35 triệu con; Có 20 tỉnh, thành phố có đàn lợn đạt 50-dưới 80% so với trước khi có DTLCP, với tổng đàn là 7,56 triệu con; Có 13 tỉnh, thành phố có đàn lợn đạt 31-dưới 50% so với trước khi có DTLCP, với tổng đàn lợn là 1,95 triệu con.
Đến hết tháng 4/2020 theo báo cáo của các địa phương, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24,89 triệu con, tương đương 80,3% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh DTLCP (khoảng 31 triệu con vào 31/12/2018), tăng trưởng bình quân 5,78%/tháng.
Thời điểm này có 9 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn bằng hoặc cao hơn trước khi có DTLCP, với tổng đàn hiện nay trên 4,54 triệu con, có tỉnh tăng rất cao như Bình Phước có đàn lợn bằng 149% so với trước khi có dịch (tổng đàn hiện nay là 1,314 triệu con). Có 21 tỉnh, thành có đàn lợn bằng 80-dưới 100% trước khi có DTLCP, với tổng đàn hiện nay trên 10,719 triệu con, trong đó Đồng Nai có quy mô trên 2 triệu con, Thanh Hóa gần 1,15 triệu con. Có 26 tỉnh, thành phố có đàn lợn đạt 50-dưới 80% so với trước khi có DTLCP, với tổng đàn trên 8,416 triệu con (tháng 3 là 7,56 triệu con), trong đó Hà Nội có quy mô đàn lợn với gần 1,1 triệu con; có 7 tỉnh, thành phố có đàn lợn đạt 36-dưới 50% so với trước khi có DTLCP, với tổng đàn lợn gần 0,938 triệu con (tháng 2 ở tốp này có 13 tỉnh), đã có 6 tỉnh tăng đàn chuyển từ tốp 4 lên tốp 3.
Theo thống kê, chỉ tính 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn và các điểm liên kết vệ tinh nuôi giữ khoảng 35% đàn lợn thương phẩm và tốc độ tái đàn lợn khu vực này đang rất nhanh, đạt trên 17%.
Năm 2020 sản lượng thịt xuất chuồng Quý I/2020 đạt hơn 811 nghìn tấn; dự kiến Quý II/2020 đạt hơn 900 nghìn tấn; Quý III/2020 đạt hơn 1,0 triệu tấn; Quý IV/2020 đạt gần 1,1 triệu tấn. Theo phân tích của cục Chăn nuôi đưa ra, số liệu của Tổng cục Thống kê về nhu cầu lợn thịt xuất chuồng trung bình mỗi quý năm 2018 (trước khi có bệnh DTLCP) là khoảng 920 nghìn tấn, như vậy đến Quý III, Quý IV sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu thịt lợn.
Nỗ lực chủ động được số lượng lợn giống thay thế
Đến hết tháng 4/2020 theo báo cáo của các địa phương tổng đàn nái của cả nước gần 2,86 triệu con, tăng gần 5% so với 31/12/2019, đạt 98% so với kế hoạch của Quý II/2020. Cùng với đàn nái thì đến tháng 4/2020 cả nước có 64.042 con lợn đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho tổng đàn nái.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa đi kiểm tra tình hình tái đàn tại nhiều địa phương và có cuộc họp ngày 6/5 để đưa ra các biện pháp thúc đẩy chăn nuôi lợn mạnh mẽ hơn - Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Hiện nay cả nước có trên 100 cơ sở giống lợn cấp giống cụ kị (GGP) và ông bà (GP), trong đó, các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 67% tổng cơ sở và khoảng 37% tổng đàn nái GP, GGP, các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 33% tổng số cơ sở và khoảng 63% tổng đàn nái GP, GGP).
Hàng năm đàn lợn nái được thay thế 25%, tỷ lệ lợn nái phối giống lứa đầu so với lợn 75 ngày tuổi đạt 70%. Trong tổng số đàn nái cụ kỵ và ông bà thì đàn nái cụ kỵ chiếm khoảng 15% và đàn nái ông bà chiếm khoảng 85%.
Trong 5 năm từ 2015 đến 2019 số lượng lợn giống cụ kỵ và ông bà sản xuất trong nước để thay thế đàn khoảng 89%, còn 11% nhập khẩu để thay thế, làm tươi máu cải tiến năng suất đàn giống trong nước.
Theo thống kê, chỉ tính 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn và các điểm liên kết vệ tinh nuôi giữ khoảng 80% đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà; 35-36% đàn lợn giống bố mẹ.
Trong điều kiện hiện tại khó khăn về giống thì các cơ sở chăn nuôi đã tăng tỷ lệ chọn lợn giống, thay vì trước đây chọn được 5 con/nái sinh sản cụ kỵ, ông bà vào phối giống thì vừa qua và hiện nay chọn được 6 con lợn cái vào phối để thay thế.
Như vậy, trên cơ sở 109 nghìn con nái cụ kỵ và ông bà sẽ chọn tăng được 109 nghìn con lơn cái giống vào phối, kết quả đã tăng được trên 18 nghìn con nái cụ kỵ và ông bà (109.000/6). Với số lượng trên 18 nghìn con đã bù đắp kịp thời số lượng lợn cụ kỵ và ông bà giảm đàn do DTLCP (khoảng 11 nghìn con) và đáp ứng cho tăng trưởng 0,5%/tháng (trên 6 nghìn con năm 2020), tổng là 17 nghìn con. Như vậy, tổng đàn lợn nái cụ kỵ và ông bà năm 2020 sẽ có khoảng 126 nghìn con.
Thống kê của Cục Chăn nuôi đưa ra cho thấy đầu năm 2020 đã nhập khẩu 5.016 con lợn cụ kỵ và ông bà và các doanh nghiệp đăng ký kế hoạch nhập khẩu tiếp 10.000 con lợn cụ kỵ và ông bà; với số lượng lợn giống nhập khẩu và số lượng tự sản xuất trong nước sẽ hoàn toàn chủ động được số lượng giống thay thế theo chu kỳ sản xuất, như vậy sẽ đáp ứng được lợn giống cho sản xuất từ năm 2021-2024.
Đàn lợn nái cụ kỵ, ông bà gồm các giống Landrace, Yorkshire, Duroc và một lượng nhỏ giống Pietrain để sản xuất ra đàn giống bố mẹ (PS) từ các tổ hợp lai giữa các giống lợn ngoại với nhau hoặc dòng tổng hợp được kết hợp giữa các nguồn khác nhau trong cùng giống hay lai khác giống chiếm 80%. Nái lai giữa lợn ngoại với lợn nội và lợn nái nội thuần chiếm tỷ lệ 20% tổng đàn nái.
Năm 2019 có 7 doanh nghiệp nhập khẩu lợn giống: Công ty BAF số lượng nhập chiếm 34,8%, Japfa chiếm 19,7%, Safe Pork chiếm 18,3%, CJ chiếm 9,5%, Dabaco chiếm 8,5%, Vĩnh Đạt chiếm 7,8% và Amafarm chiếm 1,4%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
iPhone 14 Plus giá giảm sâu tới 10 triệu, màn lớn, hiệu năng mượt, Galaxy S24 Ultra cũng ngại đụng
Ngỡ ngàng máy Android giống iPhone 16, nhưng có màn tới 144Hz, RAM 16GB giá chưa đầy 10 triệu đồng
Thế chân Honda Vision, ra mắt ‘xe ga quốc dân’ mới giá rẻ 20 triệu đồng, đẹp hơn Air Blade và Vario
Honda ra mắt ‘chiến thần côn tay’ mới xịn sò hơn Winner X, có ABS 2 kênh át vía Exciter, giá hấp dẫn
‘Vua xe ga’ 125cc mới ‘Made in Italy’ ra mắt: Được săn đón hơn Honda SH và Air Blade vì giá cực mềm
Giá xe Toyota Corolla Cross mới nhất 11/2024: Rẻ và dễ mua, ganh đua với Mitsubishi Xforce