Kinh doanh và tiêu dùng

Khó khăn tiêu dùng cản trở trực tiếp đến nhập khẩu thịt lợn, có thể cuối năm giá thịt mới bình ổn trở lại

Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết trước mắt phải tăng cường nhập khẩu thịt lợn để giảm áp lực nhu cầu trong nước, về lâu dài phải tái đàn.

Hoa tươi tăng giá gấp 4 lần, buổi sáng bán gần 2.000 bông / Hà Nội: Xử lý hơn 5.600 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong quý I

Chiều tối 5/5, phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2020 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng và trong điều kiện vẫn bảo đảm giãn cách theo quy định phòng chống dịch Covid-19.

Trả lời câu hỏi phóng viên liên quan đến liên quan đến vấn đề có hay không sự khuất tất trong việc nhập khẩu thịt lợn, trong khi giá thịt lợn trong nước vẫn ở mức rất cao. Trong buổi họp báo, Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có mặt để trả lời, do đó Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời câu hỏi này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết cơ chế quản lý giá thịt lợn theo cơ chế thị trường, phụ thuộc cung - cầu. Khi giá thịt lợn tăng cao ảnh hưởng đến chỉ số vĩ mô là CPI, ảnh hưởng đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh.

Bên cạnh đó, dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng rất lớn đến tổng đàn lợn trên toàn quốc. Nhiều tỉnh chưa công bố hết dịch nên người nông dân chưa yên tâm tái đàn, nhiều gia đình cũng gặp khó khăn về nguồn vốn để tái đàn trong khi đó con giống rất là đắt dao động từ 2 đến hơn 3 triệu đồng/con.

Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đàn lợn 2019 giảm 21% so với 2018. Tuy nhiên, theo báo cáo của một số địa phương, thậm chí đàn lợn có thể đã giảm 50% hoặc hơn 50%. Một số doanh nghiệp lớn chiếm 35% thị phần, 65% còn lại thuộc về các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cung cấp trong khi các hộ này gặp rất nhiều khó khăn chính vì vậy nguồn cung đã thiếu lại càng thiếu. Theo ông Hải cho biết chỉ có 2 cách khắc phục là tái đàn và tăng cường nhập khẩu. Tuy nhiên, tái đàn thì không thể trong một thời gian ngắn mới có thể hoàn thành.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, địa phương phải đến cuối năm 2020, đàn lợn mới quay lại mức trước khi dịch tả lợn châu Phi diễn ra. Việc nhập khẩu thịt lợn đến hết tháng 4, số lượng mới chỉ đạt 45.000 tấn, so với yêu cầu 100.000 tấn. Hiện, Thủ tướng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung tái đàn và phối hợp với các Bộ, ngành khác tăng cường nhập khẩu thịt lợn.

 

"Trong thời gian tới với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự cố gắng tích cực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ ngành trong đó có Bộ Công Thương, địa phương, doanh nghiệp chăn nuôi, kinh doanh mặt hàng thịt lợn chúng tôi hy vọng rằng từ nay đến cuối năm giá thịt lợn có thể sẽ bình ổn như trước khi có dịch tả lợn châu Phi", ông nhấn mạnh.

Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết người tiêu dùng Việt Nam không quen dùng lợn nhập khẩu, do đó doanh nghiệp nhập về rất dè dặt. "Đây là khó khăn cản trở trực tiếp đến việc nhập khẩu hiện tại".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm