Kinh doanh và tiêu dùng

Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam dự kiến tăng trưởng kép 5,06%/năm

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ tăng từ mức 9,124 tỷ USD vào năm 2019 lên 12,27 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng kép 5,06%/năm.

Gian lận thương mại tinh vi, muốn xử lý hình sự cũng khó / Hoa đu đủ đực: Từng là thứ vứt đi, nay thành hàng hiếm, bán tiền triệu

Trước đó, báo cáo của Grand View Research cũng cho thấy, ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam những năm gần đây đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 13-15%/năm, sản lượng công nghiệp đứng đầu Đông Nam Á. Sản lượng năm 2019 lên đến gần 20 triệu tấn, nếu tính chung thức ăn thủy sản có thể đạt hơn 30 triệu tấn.

Thuc-an-chan-nuoi-5128-1607071721.jpg

Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi củaViệt Nam tăng trưởng kép 5,06%/năm (Ảnh: Int)

Đáng chú ý, dù chỉ sở hữu 32% nhà máy tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chiếm ưu thế lớn về năng lực cạnh tranh, với mức thị phần đang có xu hướng gia tăng.

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó 180 nhà máy của doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước chỉ nắm giữ 35% thị phần, do yếu thế về năng lực cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài.

"Tỷ lệ thị phần này cũng đang có nguy cơ sụt giảm trước sự mở rộng về quy mô, số lượng doanh nghiệp cũng như sản lượng của doanh nghiệp ngoại do tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam. Không chỉ vượt trội về thị phần, hầu hết doanh nghiệp nước ngoài có chiến lược kinh doanh bài bản với chuỗi sản xuất khép kín", Vietnam Report phân tích.

Trong top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2020 do Vietnam Report xếp hạng, 4 đơn vị được đánh giá tốt nhất đều là doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài là: C.P., De Heus, Proconco và Japfa.

Từ năm 2019 đến nay, dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho ngành chăn nuôi, dẫn đến sự thu hẹp của thị trường thức ăn chăn nuôi. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ lẻ; nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa hoặc giảm mạnh công suất hoạt động.

 

Các tập đoàn lớn, trong đó có doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn không nhỏ nhưng vẫn cầm cự được vì có nguồn vốn lớn, đồng thời xây dựng được chuỗi liên kết khép kín.

Khi dịch tả lợn châu Phi chưa dứt, dịch Covid-19 lại xuất hiện. Kết quả khảo sát của Vietnam Report đã chỉ ra khó khăn lớn nhất của Covid-19 đối với các đơn vị trong ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng và nguồn cung gián đoạn cũng khiến giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn cao hơn mặt bằng chung thế giới, khó cạnh tranh so với hàng nhập.

"Các doanh nghiệp nước ngoài mạnh về nguồn vốn nên thường dự trữ sản lượng lớn nguồn nguyên liệu trong chế biến, nhờ vậy mà kiểm soát giá nguyên liệu tốt hơn và thị trường thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu bị chi phối bởi một số công ty lớn", hãng nghiên cứu này nhìn nhận.

Vietnam Report cho rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa cần nghiên cứu đa dạng sản phẩm hữu cơ, tăng cường liên kết chặt chẽ với các trang trại, hộ chăn nuôi, mở rộng kênh phân phối và đầu tư, nâng cấp nhà máy đạt chuẩn quốc tế.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm