Ưu nhược điểm của ô tô có cửa sổ trời toàn cảnh
Top 10 xe bán tải nhanh nhất năm 2023 / Bảng giá xe Subaru tháng 4/2023: Giảm giá mạnh
1. Cửa sổ trời toàn cảnh là gì?
Cửa sổ trời toàn cảnh trên BMW X7 2020-2022
Về cơ bản, cửa sổ trời toàn cảnh là phiên bản lớn hơn của cửa sổ trời thông thường, cho phép người ngồi phía trong ô tô có được tầm nhìn rộng phía trên nóc ô tô.
>> Xem thêm: Bảng giá xe MG tháng 4/2023
Nếu cửa sổ trời thông thường được đặt ở giữa nóc ô tô với tấm lợp bao quanh, thì cửa sổ trời toàn cảnh thường kéo dài toàn bộ chiều rộng của trần và thậm chí kéo dài đến tận đỉnh của kính chắn gió và chạm tới phía sau. Trong một số trường hợp, ô tô có hai hoặc ba cửa sổ trời có thể được coi là cửa sổ trời toàn cảnh, vì phần trần kính trong suốt đã bao phủ phần lớn diện tích phía trên của ô tô.
>> Xem thêm: Honda hé lộ 2 mẫu SUV điện hoàn toàn mới
2. Các biến thể của cửa sổ trời toàn cảnh
Kính chắn gió toàn cảnh:Loại kính chắn gió được kéo dài đến phía sau hàng ghế đầu, chiếm một phần nóc xe. Ví dụ: kính chắn gió toàn cảnh trên mẫu xe Lucid Air.
>> Xem thêm: Bảng giá xe Toyota tháng 4/2023: Ưu đãi 50% lệ phí trước bạ, thêm sản phẩm mới
Lucid Air
Cửa sổ trời toàn cảnh đôi/Cửa sổ trời toàn cảnh ba:Những chiếc xe sở hữu cửa sổ trời toàn cảnh hai hoặc ba thường có mái che hoàn toàn bằng kính được chia thành hai hoặc ba tấm. Một trong số đó có thể trượt mở trong khi các tấm còn lại cố định. Ví dụ: Subaru Ascent có cửa sổ toàn cảnh đôi. Bên cạnh đó, Kia Carnival 2023 có thể khiến nhiều người nghĩ nó sở hữu cửa sổ trời toàn cảnh nhưng thực tế đó chỉ là cửa sổ trời kép.
>> Xem thêm: Xe điện - tâm điểm của Triển lãm ô tô quốc tế New York
Subaru Ascent sở hữu cửa sổ toàn cảnh đôi
Trần kính toàn cảnh cố định: Tấm kính lớn bao phủ toàn bộ khu vực hành khách. Ví dụ: Tesla Model S.
>> Xem thêm: Mazda Việt Nam ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho 7 mẫu xe
Trần kính của Tesla Model S
Infinity Roof (Trần kính vô cực): Infinity Roof là thuật ngữ được sử dụng riêng cho bốn tấm kính trong suốt có thể tháo rời của GMC Hummer EV. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, đây không phải là cửa sổ trời toàn cảnh vì trần kính này có các phần cố định làm gián đoạn tầm nhìn phía trên.
GMC Hummer EV
Sky Roof: Mặc dù về mặt kỹ thuật thì đây không phải là thuật ngữ chính thức cho trần kính hoặc cửa sổ trời toàn cảnh nhưng nó vẫn được một số thương hiệu sử dụng. Ví dụ, Bugatti đã cung cấp tùy chọn mái “Sky View” cho chiếc Chiron của mình với hai tấm kính ở hai bên cột sống nóc xe.
Bugatti Chiron
3. Ưu điểm của cửa sổ trời toàn cảnh
Tính thẩm mỹ: Ưu điểm rõ ràng nhất khiến cửa sổ trời toàn cảnh trở nên hấp dẫn chính là nó giúp chiếc xe trở nên đẹp và sang chảnh hơn rất nhiều.
Tăng trải nghiệm khi lái xe: Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời một cách hợp lý có thể giúp cải thiện sức khỏe tài xế và hành khách thông qua quá trình tạo ra vitamin D. Mặt khác, cửa sổ trời toàn cảnh mang lại nhiều ánh sáng hơn, giúp cabin thoáng mát, bớt ngột ngạt hơn, từ đó cải thiện tâm trạng của người sử dụng.
Hỗ trợ khả năng làm mát: Nếu bạn đang đỗ xe dưới trời nắng, việc nghiêng cửa sổ trời toàn cảnh sẽ giúp không khí nóng thoát lên trên, giúp tăng khả năng làm mát cho xe.
Giữ giá khi cần bán lại:Vì cửa sổ trời toàn cảnh được coi là mặt hàng xa xỉ đáng mơ ước, nên việc trang bị một chiếc trên ô tô của bạn có thể cải thiện giá trị trao đổi hoặc bán lại của nó trong tương lai.
4. Nhược điểm của cửa sổ trời toàn cảnh
Giảm không gian bên trong xe:Để đảm bảo cửa sổ trời có thể trượt ra trượt vào, phần không gian bên trong có thể sẽ bị hạ thấp tới 4 cm.
Không thích hợp ở những nơi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh: Do kính không có khả năng cách nhiệt như các tấm trần truyền thống và cấu trúc nhiều lớp của chúng, nên việc đỗ ô tô có trần kính toàn cảnh ở vùng khí hậu lạnh có thể dẫn đến ngưng tụ hơi nước bên trong cabin. Bên cạnh đó, ở những nơi khí hậu quá nóng, phần kính ở cửa sổ trời có thể dễ dàng bị mờ, gây mất thẩm mỹ và khiến nó trông như một tấm trần thông thường.
Bảo trì nhiều hơn: Nhiều bộ phận chuyển động hơn có nghĩa là bảo trì nhiều hơn, và với các động cơ để tùy chỉnh tấm kính trần, khả năng cần thay thế hoặc sửa chữa một thứ gì đó sẽ cao hơn.
Khả năng bị vỡ: Tất nhiên, so với tấm lợp kim loại nguyên khối, vật liệu kính dễ vỡ hơn nhiều. Không chỉ thế, trần kính toàn cảnh cũng nặng hơn tấm trần thông thường. Và một khi tấm kính trần bị nứt hoặc vỡ, việc sửa chữa sẽ khó khăn và tốn kém hơn nhiều.
5. Có nên mua xe có cửa sổ trời toàn cảnh hay không?
Việc chọn trần kính cho ô tô của mình hay không là tùy thuộc vào sở thích cá nhân và mục đích sử dụng ô tô của mỗi người. Thực tế là những chiếc xe sang trọng thậm chí sẽ còn tuyệt vời hơn khi sở hữu nóc che toàn cảnh bằng kính, trong khi cửa sổ trời toàn cảnh sẽ làm giảm hiệu suất của những chiếc xe thể thao.
Đặc biệt, nếu mua xe cũ, bạn chỉ nên mua xe có cửa sổ trời toàn cảnh nếu xe còn tương đối mới và được bảo dưỡng tốt bởi những chiếc xe cũ với loại nóc xe hoàn toàn bằng kính này thường dễ gặp vấn đề hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Smartphone ‘nồi đồng cối đá’, pin 6.000 mAh, RAM 8 GB, giá hơn 4 triệu đồng
Honda ra mắt ‘xe ga quốc dân’ 125cc mới giá 28 triệu đồng đẹp lấn át LEAD, có màn TFT xịn hơn Vision
Xe hơi đẹp mê ly, giá gần 490 triệu đồng, so kè cùng Mini Cooper
"Vua côn tay" 150cc của Honda bất ngờ giảm đậm 23 triệu đồng
Mẫu Galaxy 5G "kín tiếng" nhưng cấu hình ổn trong tầm giá 5 triệu: Thiết kế thanh tú, camera 50MP
Sedan hạng B đua khuyến mại cuối năm: Hyundai Accent, Honda City... cùng chạm đáy - có mẫu chỉ 419 triệu đồng