Việt Nam – Điểm đến hấp dẫn của thương hiệu mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp ngoại
Giới nhà giàu Việt "đốt" hàng chục triệu đồng mua đào đông đỏ chơi Tết / Độc và lạ: Hoa chưng Tết làm từ những chất liệu không ngờ tới
Theo Mintel, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại London, thị trường mỹ phẩm Việt Nam có trị giá 2,3 tỷ USD Mỹ vào cuối năm 2018. Doanh thu thị trường mỹ phẩm không ngừng tăng lên trong vòng hai thập niên qua, trung bình ở mức khoảng 15 - 20%/năm, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều thương hiệu mỹ phẩm ngoại.
Một khảo sát khác được thực hiện bởi Q&Me vào đầu năm 2020 cho thấy số tiền trung bình mỗi tháng mà phụ nữ Việt chi tiêu cho mỹ phẩm chăm sóc da là 436.000 đồng/tháng. Và hơn một nửa số người từ 23 tuổi trở lên trang điểm thường xuyên khi đi làm, đi học, đi chơi hoặc tham dự các buổi tiệc.
Trên thực tế những con số này được thể hiện rất rõ. Chỉ trong 1 tháng đầu tiên khai trương, Glam Beautique, chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh các dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân, sức khỏe và sắc đẹp tại Aeon Hải Phòng tại đã đón gần 15.000 lượt khách đến tham quan mua sắm.
Cửa hàng đầu tiên của Glam Beautique tại Hải Phòng đón gần 15.000 lượt khách hàng đến mua sắm chỉ sau một tháng khai trương
Đại diện Glam Beautique cho hay doanh thu cửa hàng trong 02 tuần đầu mở cửa đã đạt được kết quả khá tốt so với kỳ vọng. Trong đó, 02 nhóm sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc sắc đẹp được khách hàng thành phố cảng ưa chuộng nhất, đạt doanh thu xấp xỉ 200% so với mục tiêu đăt ra.
Điểm nổi bật của chuỗi cửa hàng này là mô hình "1 điểm đến – mọi nhu cầu" cho tất cả các tín đồ làm đẹp từ trung cấp đến cao cấp. Tại đây, khách hàng có thể chọn các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe, chăm sóc cá nhân đến các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Nhật Bản, Hàn Quốc và trên thế giới như OHUI, Sulwhasoo, Shisheido, Laneige, DHC, Versace, Yves Rocher… Tại đây cũng cung cấp các dịch vụ đặc biệt như Góc trang điểm Makeup Station & K-Beauty, Khu sản phẩm Natural & Organic, Soi da miễn phí, Tư vấn, chăm sóc và đo khám sức khỏe.
Mỹ phẩm ngoại đổ bộ
Trong những năm gần đây, thị trường chăm sóc sắc đẹp của Việt Nam liên tục đón những tên tuổi ngoại. Cuối năm 2019 là chuỗi dược, mỹ phẩm lớn nhất Nhật Bản Matsumoto Kiyoshi. Trước đó, chuỗi bán lẻ Watsons. A.S Watson Group cũng chính thức chào sân.
Với mức tăng trưởng bình quân 30%/năm, Việt Nam từng được Watsons đánh giá là một trong những thị trường đầy tiềm năng và có định hướng khai thác từ năm 2016. Thị trường này có nhu cầu rất lớn nhưng nguồn cung chưa thực sự tương xứng. Việc phân phối, kinh doanh mỹ phẩm ngoại còn chủ yếu qua kênh bán hàng online, xách tay và qua các cửa hàng nhỏ lẻ.
Dự kiến trong 10 năm tới, tốc độ tăng trưởng của thị trường mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm của Việt Nam sẽ ở mức 2 con số và các nhãn hiệu mỹ phẩm châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản… ngày càng được ưa chuộng.
Nhưng, không khó để thấy, trong khi làn sóng mỹ phẩm ngoại với vài chục thương hiệu lớn nhỏ đổ bộ, thì các doanh nghiệp nội gần như vắng bóng. Theo thống kê của Hiệp hội Hóa Mỹ phẩm TP.HCM, các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm của Việt Nam chỉ chiếm được gần 10% thị phần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Smartphone ‘nồi đồng cối đá’, pin 6.000 mAh, RAM 8 GB, giá hơn 4 triệu đồng
Honda ra mắt ‘xe ga quốc dân’ 125cc mới giá 28 triệu đồng đẹp lấn át LEAD, có màn TFT xịn hơn Vision
"Vua côn tay" 150cc của Honda bất ngờ giảm đậm 23 triệu đồng
Xe hơi đẹp mê ly, giá gần 490 triệu đồng, so kè cùng Mini Cooper
Sedan hạng B đua khuyến mại cuối năm: Hyundai Accent, Honda City... cùng chạm đáy - có mẫu chỉ 419 triệu đồng
Mẫu Galaxy 5G "kín tiếng" nhưng cấu hình ổn trong tầm giá 5 triệu: Thiết kế thanh tú, camera 50MP