Xe lắp ráp thất thế tại thị trường Việt Nam, chờ ưu đãi phí trước bạ
Quên Honda Future đi, ‘vua xe số’ 125cc mới của Honda về Việt Nam, xịn hơn Wave Alpha, giá hấp dẫn / Top 10 xe SUV chạy điện tốt nhất năm 2024: Vinh danh Kia EV9
Cán cân doanh số giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp có sự thay đổi trong tháng vừa rồi. Ảnh: Phương Lâm. |
Báo cáo mới nhất của Hiệp hội các Nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy trong tháng 4, toàn thị trường ôtô Việt Nam đã tiêu thụ tổng cộng 24.350 ôtô các loại, giảm gần 11% so với doanh số đạt được ở tháng trước đó.
>> Xem thêm: Xe hybrid của Toyota có đáng để người dùng chi thêm gần 100 triệu đồng?
Đà sụt giảm chủ yếu đến từ nhóm xe du lịch khi doanh số đạt 17.258 xe, thấp hơn 9% so với tháng 3, trong khi xe thương mại và xe chuyên dụng đạt mức tăng trưởng lần lượt 15% và 21% về doanh số.
Xe nhập khẩu bán tốt hơn xe lắp ráp
Tuy nhiên, diễn biến đáng chú ý nhất của thị trường xe Việt trong tháng 4 phải là sự vượt trội của xe nhập khẩu (CBU) về lượng tiêu thụ so với nhóm ôtô lắp ráp trong nước (CKD).
>> Xem thêm: Bảng giá xe Toyota tháng 6/2024: Toyota Hilux 2024 lên kệ
Cụ thể, doanh số của các xe CKD trong tháng 4 tại thị trường ôtô Việt Nam đạt 11.983 xe, trong khi lượng tiêu thụ xe CBU nhỉnh hơn gần 400 xe, đạt 12.367 xe.
Điều này được xem là một bất ngờ thú vị tại thị trường xe Việt, nơi ôtô lắp ráp thường xuyên áp đảo nhóm xe nhập khẩu về doanh số qua từng kỳ báo cáo. Dữ liệu bán hàng của VAMA cho thấy suốt từ đầu năm 2021 đến nay, chỉ có 4 lần khách hàng Việt Nam mua nhiều xe CBU hơn xe CKD trong một kỳ báo cáo.
>> Xem thêm: Giá lăn bánh Hyundai Accent 2024 vừa trình làng tại Việt Nam: Thấp nhất hơn 486 triệu đồng
Cụ thể, doanh số xe lắp ráp tại thị trường Việt Nam trong tháng 6/2022 là 11.044 xe, thấp hơn lượng tiêu thụ 14.115 xe của nhóm ôtô nhập khẩu. Tình hình này kéo dài sang tháng kế tiếp khi nhóm xe nhập khẩu nguyên chiếc bán được nhiều hơn đến 2.736 xe so với ôtô lắp ráp trong nước.
Cán cân doanh số một lần nữa nghiêng về nhóm xe CBU vào tháng 1/2023, thời điểm thị trường ôtô Việt Nam chững lại và đánh mất 51% doanh số so với kỳ báo cáo liền trước. Khi ấy, nhóm xe lắp ráp ghi nhận sức bán 8.086 xe còn ôtô nhập khẩu đạt doanh số 9.228 xe.
>> Xem thêm: Xe điện MG4 có mặt tại đại lý, chính thức "chạm mặt" VinFast VF 6
Xe nhập khẩu không thường xuyên có doanh số tốt hơn nhóm xe lắp ráp trong nước. Ảnh: T.T. |
Trong tháng 4 vừa rồi, nhóm xe CBU đã có lần thứ tư trong vòng hơn 3 năm vượt trội nhóm xe CKD về doanh số. Tuy nhiên, mức chênh lệch ở lần này là không quá lớn với chỉ gần 400 xe, thay vì khoảng cách lên đến hơn 2.700 xe như từng xác lập hồi tháng 7/2022.
>> Xem thêm: Chi tiết Toyota Camry Hybrid 2025, giá từ 28.400 USD
Số liệu bán hàng mới nhất do VAMA cung cấp đã đặt ra một vấn đề, liệu xe lắp ráp có đang dần đánh mất vị thế trước xe nhập khẩu hay không, và tình hình còn có thể trở nên trầm trọng hơn dành cho nhóm ôtô nội địa trong tương lai?
Sức hút từ nhóm xe nhập khẩu
Nguyên nhân cho màn soán ngôi của xe nhập khẩu tại thị trường Việt Nam trong tháng 4 xuất phát chủ yếu từ sức hút của nhóm xe CBU này đối với khách hàng trong nước.
Cụ thể, danh sách 10 xe bán chạy nhất thị trường ôtô Việt Nam trong tháng vừa rồi ghi nhận đến 4 mẫu xe hoàn toàn nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài, bao gồm Toyota Yaris Cross, Mitsubishi Xforce, Toyota Innova Cross (đều nhập khẩu Indonesia) cùng với Ford Everest có nguồn gốc từ Thái Lan.
Bên cạnh đó, một số mẫu xe được bán tại Việt Nam cả ở hình thức CKD lẫn CBU cũng xuất hiện trong top 10 xe sở hữu doanh số tốt nhất, bao gồm Mitsubishi Xpander, Ford Ranger và Honda CR-V.
Thậm chí, phần lớn doanh số tại Việt Nam của Mitsubishi Xpander - mẫu xe bán chạy nhất Việt Nam trong 2 tháng gần nhất - cũng bắt nguồn từ nhóm xe được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Cụ thể, doanh số của Mitsubishi Xpander CBU trong tháng 4 đạt 1.110 xe, chiếm đến gần 88% lượng tiêu thụ mà mẫu MPV cỡ nhỏ này đạt được tại thị trường Việt Nam. Nhìn rộng hơn, doanh số lũy kế của Mitsubishi Xpander tính đến hết tháng 4 đạt 4.771 xe thì trong đó có đến 4.307 xe được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Sức hút của Mitsubishi Xpander CBU cộng hưởng cùng doanh số của Toyota Yaris Cross (882 xe), Mitsubishi Xforce (806 xe), Toyota Innova Cross (802 xe) và Ford Everest (766 xe) giúp cho xe nhập khẩu có thêm một lần giành chiến thắng trước xe lắp ráp trên đường đua doanh số.
Đối với riêng Honda CR-V, tháng 4 cũng là kỳ báo cáo ghi nhận sự áp đảo của phiên bản e:HEV RS tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, phiên bản duy nhất được nhập khẩu từ Thái Lan này đã đạt doanh số 534 xe, vượt xa tổng lượng tiêu thụ 92 xe của các phiên bản lắp ráp nội địa còn lại.
Tương lai của xe lắp ráp tại thị trường Việt
Những biến động ở danh sách top 10 xe bán chạy có thể xem như là một nguyên nhân ngắn hạn cho sự thay đổi cán cân doanh số CKD-CBU tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm xe lắp ráp cũng có lý do để lo ngại về khả năng đánh mất thị phần trong tương lai, nhất là khi các hiệp định thương mại tự do được ký kết sẽ xóa bỏ phần lớn thuế nhập khẩu ôtô về Việt Nam trong các năm tiếp theo.
Hiện, ôtô nhập khẩu từ các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia hay Thái Lan vẫn đang được áp mức thuế nhập khẩu 0% theo nội dung Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN cũng như Nghị định 126 ban hành năm 2022. Mức thuế ưu đãi này là một phần lý do khiến thị trường ôtô Việt Nam ghi nhận sự góp mặt phổ biến của ôtô có nguồn gốc từ Thái Lan và Indonesia.
Cụ thể, tính đến hết tháng 4, Việt Nam đã hoàn tất nhập khẩu tổng cộng 19.900 ôtô từ Indonesia với tổng giá trị kim ngạch gần 287 triệu USD. Thái Lan là quốc gia cung cấp ôtô nhiều thứ hai cho thị trường xe Việt với tổng cộng 13.406 xe tính từ đầu năm, tổng giá trị kim ngạch đạt hơn 266 triệu USD. Trung Quốc tăng mạnh xuất khẩu xe sang Việt Nam so với năm ngoái, nhưng lượng ôtô đổ vào nước ta từ đất nước tỷ dân cũng dừng lại ở 8.848 xe cùng giá trị kim ngạch xấp xỉ 269 triệu USD.
Indonesia cùng với Thái Lan là 2 quốc gia cung cấp nhiều ôtô nhất cho thị trường xe Việt. Ảnh minh họa: Vĩnh Phúc. |
Với lý do tương tự, nhiều khả năng ôtô có nguồn gốc từ châu Âu và Nhật Bản sẽ tràn vào Việt Nam với số lượng lớn trong vòng vài năm tiếp theo. Nguyên nhân xuất phát từ việc các hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam đã ký kết chuẩn bị chính thức có hiệu lực, giúp thuế nhập khẩu từ các quốc gia thuộc những khu vực này về 0%. Cụ thể, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam với EU (EVFTA) sẽ có hiệu lực từ năm 2028, trong khi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ có hiệu lực từ năm 2027.
Đây cũng có thể là một phần lý do khiến tập đoàn Subaru mới đây vừa ra quyết định sẽ sớm đóng cửa nhà máy lắp ráp ôtô tại Thái Lan, động thái nằm trong kế hoạch thay đổi kế hoạch kinh doanh của hãng tại Đông Nam Á. Cụ thể, kể từ năm 2025, các nước bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia sẽ chuyển sang mô hình kinh doanh xe Subaru nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản.
Dù vậy, xe lắp ráp tại Việt Nam vẫn được cho là không gặp quá nhiều khó khăn trước làn sóng xe nhập khẩu chuẩn bị đổ bộ mạnh mẽ nhờ hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do. Ngành công nghiệp lắp ráp ôtô nội địa vẫn đang ghi nhận sự góp mặt của các thương hiệu xe quen thuộc bao gồm Hyundai, Toyota, Kia, Mazda, Ford, Honda, BMW, Mercedes-Benz, đồng thời còn chuẩn bị đón chào thêm các thương hiệu Jaecoo, Omoda của Chery bên cạnh một đối tác chưa được xác định danh tính của Tasco trong tương lai gần.
BYD cũng có ý định mở cơ sở lắp ráp ôtô tại Việt Nam, tương tự các nhà máy đã được hãng xe Trung Quốc thiết lập tại Thái Lan và Indonesia. Tuy nhiên, kế hoạch này có lẽ sẽ chỉ được khởi động sau khi BYD có màn ra mắt chính thức tại thị trường Việt, dự kiến vào tháng 7 tới đây.
BYD cũng có kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp ôtô tại Việt Nam. Ảnh minh họa: BYD. |
Nhìn chung, kết quả cuộc đua tranh về doanh số giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp dù nghiêng về bên nào cũng là một điều tốt cho thị trường ôtô Việt Nam. Người tiêu dùng chắc chắn sẽ hưởng lợi khi nhờ thuế nhập khẩu giảm, khoảng cách về giá bán của xe lắp ráp và xe nhập khẩu phần nào được thu hẹp. Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh này cũng có thể trở thành động lực giúp chất lượng xe từ cả 2 nhóm ngày một cải thiện hơn.
Với riêng nhóm xe CKD tại Việt Nam, chính sách ưu đãi 50% phí trước bạ nhiều khả năng sẽ chính thức có hiệu lực trong phần còn lại của năm 2024. Đợt giảm phí trước bạ trong năm nay được kỳ vọng sẽ giúp sức mua ôtô trong nước cải thiện, qua đó vực dậy thị trường ôtô Việt Nam vốn đã có phần chậm chạp ở các tháng đầu năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Smartphone ‘nồi đồng cối đá’, pin 6.000 mAh, RAM 8 GB, giá hơn 4 triệu đồng
Giá xe Honda Future 125 FI tháng cuối 12/2024 rẻ như 'bèo', được săn đón hơn Wave Alpha và RSX
Xe hơi đẹp mê ly, giá gần 490 triệu đồng, so kè cùng Mini Cooper
‘Cực phẩm côn tay’ 150cc giá 37,3 triệu đồng sắp ra mắt, có ABS như Yamaha Exciter và Honda Winner X
"Vua côn tay" 150cc của Honda bất ngờ giảm đậm 23 triệu đồng
Mẫu Galaxy 5G "kín tiếng" nhưng cấu hình ổn trong tầm giá 5 triệu: Thiết kế thanh tú, camera 50MP