Kinh doanh

Chỉ số sản xuất đồ uống và trang phục tăng cao

DNVN - Theo Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất 8 tháng năm 2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước như sản xuất đồ uống tăng 26,8%, sản xuất trang phục tăng 22,5%.

Doanh nghiệp quay trở lại, sản xuất công nghiệp khởi sắc / Đà Nẵng: Chỉ số sản xuất công nghiệp, xây dựng đang tăng trở lại

Nhận định về hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại 8 tháng đầu năm 2022, Bộ Công Thương cho biết, mặc dù trong tháng 7/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp đạt mức khiêm tốn (chỉ tăng 1,6% so với tháng 6/2022) nhưng chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam trong tháng 7/2022 vẫn đạt trên ngưỡng 50 điểm.

Điều này cho thấy các điều kiện kinh doanh tiếp tục tăng mạnh, số lượng đơn đặt hàng mới tăng trong tháng 7/2022 đã khuyến khích các nhà sản xuất tiếp tục tăng sản lượng sản xuất, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động sản xuất trong tháng 8/2022.

Do vậy, sản xuất công nghiệp trong tháng 8 tiếp tục xu hướng phục hồi nhanh, ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,6%, tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.

Một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn có tốc độ tăng chỉ số IIP tháng 8/2022 khá so với tháng trước như Bắc Ninh tăng 20%, Hải Phòng tăng 7,5%, Bắc Giang tăng 4,5%, Quảng Ngãi tăng 4,4%, Quảng Ninh tăng 4,3%, Vĩnh Phúc tăng 4,2%, Tiền Giang tăng 4,2%, Thái Nguyên tăng 4,1%;

Chỉ số sản xuất đồ uống tăng cao trong 8 tháng năm 2022.

Tính chung 8 tháng năm 2022, IIP ước tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 5,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng khi tăng 10,4% (cùng kỳ năm 2021 tăng 7%), đóng góp 8,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất 8 tháng năm 2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất đồ uống tăng 26,8%; sản xuất trang phục tăng 22,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 18,5%.

Cùng với đó, sản xuất thiết bị điện và sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) đều tăng trưởng tốt.

“Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 8 tháng năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Bia tăng 31,2%; thủy hải sản chế biến tăng 20,7%; linh kiện điện thoại tăng 19,6%; ô tô tăng 13,9%; quần áo mặc thường tăng 12,7%; giày, dép da tăng 12,5%; thuốc lá tăng 9,6%”, Bộ Công Thương cho biết.

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước như sắt, thép thô giảm 12,3%; ti vi giảm 10,7%; phân hỗn hợp NPK giảm 6%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 5,8%; điện thoại di động giảm 5,4%; thức ăn cho thủy sản giảm 4,9%; khí hóa lỏng LPG giảm 2,4%; dầu mỏ thô khai thác giảm 1%; khi đốt thiên nhiên dạng khí giảm 0,5%.

Nhìn chung, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2022 có quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây và tăng cao hơn so với thời điểm trước dịch bệnh.

Giá xăng dầu đã điều chỉnh giảm liên tiếp trong hai tháng gần đây đã phần nào tác động tích cực đến giá cả hàng hóa nói chung, kích thích tăng tiêu dùng trở lại.


Ngân Hà
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm