Kinh doanh

Hơn 70% các spa bị sụt giảm doanh thu trong đợt dịch Covid-19 lần 2

DNVN - Tuy không phải là ngành chịu những hậu quả nghiêm trọng như ngành du lịch, nhưng những ngành dịch vụ cũng đang phải gồng mình để tồn tại. Trong đó lĩnh vực spa, thẩm mỹ cũng đang phải chịu những hậu quả rất lớn sau khi đại dịch Covid-19 ập đến lần thứ 2. Hơn 70% các spa bị sụt giảm doanh thu trong mùa dịch Covid-19.

Covid-19 bùng phát chủ các cơ sở Spa “ngậm ngùi” đóng cửa / Covid-19: Ngành dịch vụ ăn uống lao đao, sụt giảm doanh thu từ 50-90%

Khi Covid-19 xuất hiện hồi đầu năm 2020 đã làm cho một loạt các cơ sở kinh doanh spa, thẩm mỹ tại Hà Nội, TP.HCM phải tạm dừng hoạt động. Một số không trụ được đã phải đóng cửa, trả mặt bằng. Sau khi dịch tạm lắng, các hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu quay trở lại bình thường, các chủ spa lúc này cũng bắt đầu rục rịch mở cửa hoạt động trở lại. Họ bắt đầu bỏ nhiều tiền hơn cho truyền thông, marketing, quảng cáo với mục đích tăng doanh thu để bù đắp lại những tháng ảnh hưởng do dịch.

Tuy nhiên, ở lần này, mặc dù mọi hoạt động kinh doanh vẫn được Chính phủ đảm bảo diễn ra bình thường (không còn cách ly toàn xã hội như đợt 1) nhưng dịch bệnh lần này đánh đòn phủ đầu đau hơn, sâu hơn, nhiều cơ sở spa điêu đứng không kịp trở tay. Theo đánh giá của chủ một chuỗi spa hoạt động lâu năm tại TP.Hồ Chí Minh thì sẽ có đến 70-80% các cơ sở spa sẽ bị giảm doanh thu ở thời điểm dịch bùng phát lần 2 này.

Hơn 70% các spa vẫn tiếp tục bị sụt giảm doanh thu trong mùa dịch Covid-19 lần 2 (Ảnh: internet)

Hơn 70% các spa vẫn bị sụt giảm doanh thu trong mùa dịch Covid-19 lần 2 (Ảnh: Internet)

Anh N.T.G, ở TP.Hồ Chí Minh cho biết, trước khi dịch Covid-19 xuất hiện hồi đầu năm, anh sở hữu chuỗi 7 cơ sở kinh doanh spa trên địa bàn T.P.HCM. Khi dịch Covid-19 bùng phát lần 1 anh đã sang nhượng lại 5 cơ sở, để lại 2 cơ sở tiếp tục duy trì hoạt động. Sau khi dịch đợt một được không chế, anh quyết định đẩy mạnh hoạt động cho các chuỗi spa còn lại. Nhưng với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 lần thứ 2 này anh vừa quyết định sang nhượng lại 1 cơ sở spa của mình.

Anh chia sẻ: “Trong dịch lần 2 này doanh số các cơ sở còn lại của tôi bị sút giảm nghiêm trọng. Bình thường với các dịch vụ của spa mỗi tháng tôi sẽ chi khoảng hơn 1 tỷ đồng cho Marketing. Đến tháng 7 vừa rồi ngân sách cho quảng cáo tôi rút lại chỉ còn 150 triệu đồng. Tôi vừa quyết định sang nhượng một cơ sở spa không có lợi nhuận để lấy vốn đầu tư kênh khác”.

Tại group quy tụ gần 1.000 CEO thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có tên “CEO sinh tồn – tăng trưởng số”, khi admin đưa ra một cuộc khảo sát về tình hình doanh thu của các spa trong tháng 7, trong số 40 spa được khảo sát thì có đến 35 spa (chiếm hơn 87%) trả lời là doanh thu đang bị giảm nghiêm trọng.

Trên thực tế không phải spa nào cũng vắng khách. Có rất nhiều spa vẫn duy trì được hoạt động, khách hàng vẫn đền rất đều. Tuy nhiên, anh N.T.G một người kinh doanh lâu năm trong lĩnh vực spa thẩm mỹ ở Hồ Chí Minh cho rằng, một số bên vẫn đang duy trì được hoạt động do hai lý do, một là từ trước đến nay khách vẫn vắng như thế; hai là dịch vụ liệu trình dài hạn đã bán cho khách từ trước đó nên thời điểm này khách vẫn đến để làm nốt liệu trình, vậy nên doanh số ở các cơ sở này vẫn được tích lũy.

Anh này cũng cho biết, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo dài đến cuối năm, khả năng cao rất nhiều các spa sẽ phải phá sản hàng loạt vì không gồng nổi lỗ. Chỉ có những người dầy vốn thì mới có thể trụ lại được giai đoạn này.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo