Thu hoạch lúa ở ĐBSCL: Thất thoát 15 nghìn tỷ đồng mỗi năm
ĐBSCL: Dự báo giá nhiều loại phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao / "HALOFAI- Hương vị từ đất mặn" đạt giải nhất Cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL năm 2021
Ngày 22/6, tại TP Cần Thơ đã diễn ra Hội thảo “Khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam”. Thảo luận tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng Việt Nam được biết đến là cường quốc xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, nhưng thất thoát sau thu hoạch lúa gạo cũng vào loại cao nhất.
Nguyên nhân được nhận định là do công nghệ và thiết bị sau thu hoạch còn nhiều hạn chế. Cũng theo các chuyên gia, ngành lúa gạo đang gặp khó khăn trong vấn đề logistics và các chi phí liên quan.
Đồng thời, ngành hàng này cũng có những điểm nghẽn nội tại là nguồn cung và chất lượng không ổn định.
Theo các diễn giả, người tiêu dùng thế giới mở chú trọng vào “ăn ngon mặc đẹp”, ý thức ăn gì để cho khỏe, đẹp. Việt Nam không chỉ tập trung an ninh lương thực, tăng số lượng mà còn phải tập trung để có sản phẩm tốt, có thương hiệu, chất lượng cao hướng đến người tiêu dùng đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe.
Để giảm tổn thất sau thu hoạch lúa gạo ở ĐBSCL, sấy và bảo quản lúa là 2 công đoạn then chốt cần đặc biệt quan tâm để cải tiến và phát triển trong quá trình sản xuất lúa gạo.
Cùng với đó, các “điểm nghẽn” cần được khơi thông liên quan đến xử lý lúa gạo sau thu hoạch; thị trường xuất khẩu; vốn tín dụng và logistics… Đây là những vấn đề quan trọng đối với thương mại gạo trong đó vấn đề vốn tín dụng và logistics được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, bởi 2 vấn đề trên đang là những điểm nghẽn lớn của dòng chảy hạt gạo ra thị trường toàn cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo