COVID-19 là động lực thúc đẩy doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Việt Nam có thể xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trên sàn thương mại điện tử Tmall Global / Chủ tịch Sendo: Thương mại điện tử là kênh tiêu thụ nông sản mới cho nông dân
Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 vừa được Bộ Công Thương công bố, trong năm 2020, có tới 98% doanh nghiệp (gồm bán buôn bán lẻ, xây dựng, khai khoáng, chế biến chế tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, ngân hàng, dịch vụ lưu trú, ăn uống, bất động sản, thông tin và truyền thông, giải trí…) sử dụng ứng dụng phổ biến như Facebook Messenger, Viber, WhatsApp, Skype trong công việc.
Cùng đó, nếu như năm 2019 có 39% doanh nghiệp bán hàng trên mạng xã hội thì trong năm 2020, con số này tăng lên 41%.
Bộ Công Thương cũng ghi nhận tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT sau khi COVID-19 khởi phát đã nhiều hơn năm 2019. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT đạt 22%, nhiều hơn so với năm 2019 (17%) khi nhiều cửa hàng phải đóng cửa thực hiện giãn cách, người tiêu dùng mua sắm online nhiều hơn.
Các doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua e-mail vẫn chiếm phổ biến (81%), xếp sau là qua mạng xã hội (63%), qua website TMĐT đạt 37% và cuối cùng là 29% đối với sàn TMĐT (tăng 10% so với năm 2019).
50% doanh nghiệp sở hữu ứng dụng di động cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trực tuyến (bao gồm thanh toán trực tuyến).
Về chi phí quảng cáo cho website/ứng dụng di động, chiếm quá nửa (57%) cho biết chỉ chi dưới 10 triệu đồng, 33% chi từ 10-50 triệu đồng và trên 50 triệu đồng chỉ đạt 10%.
Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp đang thắt chặt chi tiêu cho việc quảng bá khi mức từ 10 – 50 triệu, trên 50 triệu đều giảm 2% so với năm 2019.
50% doanh nghiệp cho biết bị giảm tới 50% doanh thu từ kinh doanh trực tuyến trong năm 2020, chỉ có 10% cho hay doanh thu tăng; 44% doanh nghiệp chia sẻ số đơn đặt hàng bị giảm.
Cùng với việc đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, 32% doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về thương mại điện tử và công nghệ thông tin.
Trong đó, khó nhất là tìm nhân lực có kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch; kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử, kỹ năng tiếp thị trực tuyến, kỹ năng xây dựng kế hoạch và triển khai dự án thương mại điện tử…
End of content
Không có tin nào tiếp theo