“Big 4” giảm mạnh lãi suất tiết kiệm
Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ / Phát triển hệ thống bán lẻ nội địa
Tuần qua, 4 ngân hàng có vốn nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank đồng loạt giảmlãi suấthuy động từ 0,5 - 1% ở tất cả kỳ hạn.
Hiện lãi suất cao nhất của nhóm "Big 4" khi gửi tại quầy và online chỉ còn 6,3%, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng trở lên, giảm hơn 0,5 - 0,7 % so với tháng 5.
Với các khoản tiền gửi ngắn hạn hơn, khách hàng gửi 1 tháng chỉ còn được trả 3,4% khi giao dịch tại quầy và khoảng 4% nếu gửi online. Mức lãi suất tiền gửi 3 tháng quanh mức 4,1 - 4,5% một năm. Còn lãi suất gửi 6 hoặc 9 tháng ở mức 5 - 5,5% một năm.
VietinBank là ngân hàng quốc doanh điều chỉnh mạnh tay nhất với mức giảm lên tới 1%, đặc biệt với các khoản tiền gửi từ 9 tháng trở xuống. Lãi suất khi gửi online tại nhà băng này cũng không còn được ưu đãi so với tại quầy như trước.
Nhóm ngân hàng tư nhân cũng công bố giảm lãi suất từ 0,1 - 1%, giảm mạnh ở kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống. Lãi suất niêm yết cao nhất tại một số nhà băng tư nhân lớn hiện chỉ còn quanh ngưỡng 7% một năm, như tại ACB, VIB, TPBank, Sacombank, VPBank (khoản tiền dưới 1 tỷ đồng).
Tính từ đầu tháng 6, thị trường ghi nhận 24 ngân hàng giảm lãi suất huy động gồm: Agribank, Vietcombank, BacA Bank, NamA Bank, PVCombank, TPBank, BaoViet Bank, GPBank, BIDV, Sacombank, VIB, HDBank, NCB, OCB, BVBank, VPBank, SCB, VietA Bank, TPBank, SHB, HDBank, KienLongBank, MB, và Saigonbank.
Trong đó, BIDV, VietinBank, VPBank, BaoViet Bank, Saigonbank, TPBank, VietA Bank, OCB, SCB, là những ngân hàng đã giảm lãi suất hai lần kể từ đầu tháng. Riêng VIB, NCB, HDBank có tới 3 lần giảm lãi suất trong tháng 6.
Từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm liên tiếp 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5 - 2%/năm.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước khẳng định và xác lập xu hướng giảm lãi suất cho thị trường trong thời gian tới, qua đó định hướng các ngân hàng mạnh dạn, quyết liệt hơn trong việc giảm lãi suất cho vay, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi kinh tế.
"Với các biện pháp điều hành và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất tiền gửi và cho vay mới có xu hướng giảm dần. Lãi suất tiền gửi bình quân của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND ở mức khoảng 8,9%/năm (giảm 1,0%/năm so với cuối năm 2022)", Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhận định.
Đánh giá về xu hướng hạ lãi suất huy động, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, Ngân hàng Nhà nước vẫn có nhiều lý do để tiếp tục xu hướng nới lỏng và nhiều khả năng sẽ có thêm đợt hạ lãi suất trong nửa cuối năm nay.
Cũng theo chuyên gia của KBSV, các chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng là cần thiết để giúp kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng mục tiêu 6,5% của Chính phủ.
Đến hết tháng 5, tín dụng của nền kinh tế vẫn ảm đạm khi mới đạt trên 12,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3,2% so với cuối năm 2022. Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước chiếm khoảng 44% thị phần tín dụng tăng trưởng chỉ mới được 35% so với mức Ngân hàng Nhà nước cấp. Còn nhóm ngân hàng thương mại cổ phần cũng chỉ mới đạt một nửa "room" được giao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc