"Trái ngọt" xuất khẩu 600 tỷ USD
Phát hiện và xử lý gần 12.000 vụ vi phạm pháp luật hải quan / Việt Nam cần làm gì để tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua giành FDI?
Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương Trần Thanh Hải, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có thể đạt khoảng 640 - 645 tỷ USD trong năm nay. Ngoài ra, cán cân thương mại duy trì ở mức xuất siêu nhẹ. Những ngành hàng truyền thống, có thế mạnh như điện thoại, điện tử, máy móc, linh kiện… cũng có thể đạt mức tăng trưởng xuất khẩu khoảng 15-25% năm nay.
Việc lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu có thể vượt qua mốc 600 tỷ là một con số hết sức có ý nghĩa khi năm nay, doanh nghiệp chịu tác động nặng nề chưa từng có của dịch bệnh.
Để có được kết quả tích cực nói trên thì phải khẳng định là qua 3 năm thực hiện Hiệp định CPTPP và 1 năm thực hiện EVFTA, tác động từ những hiệp định tự do thương mại thế hệ mới này đối với xuất nhập khẩu của chúng ta là rất rõ ràng.
Điện tử, máy móc, linh kiện… là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong năm 2021
Nhiều dư địa phục hồi kinh tế
Bên cạnh tin vui từ xuất khẩu, mặc dù do ảnh hưởng của COVID-19 nên tăng trưởng cả năm sẽ trên dưới 2%, thấp nhất trong cả quá trình đổi mới của Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam được đánh giá có nhiều dư địa để phục hồi.
Tờ Diễn đàn Doanh nghiệp dẫn lời Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, hiện Việt Nam có nhiều lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh tốt thông qua số liệu xuất khẩu như điện tử, da giầy, dệt may, nông sản, đồ gỗ…
Do đó, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi, nhưng mạnh mẽ đến đâu sẽ còn phụ thuộc vào sự phục hồi của kinh tế thế giới, khả năng ứng phó với dịch bệnh và các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp.
Kinh tế Việt Nam được đánh giá có nhiều dư địa để phục hồi
Theo thống kế, chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng trở lại, thu hẹp khoảng cách với mức đạt được ở cùng kỳ năm ngoái. Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 7% so với tháng 9, chỉ thấp hơn 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự phục hồi này phần lớn nhờ hoạt động sản xuất tại T Hồ Chí Minh và các trung tâm công nghiệp lân cận được khôi phục, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng.
Tờ Nikkei Asian Review hay DW đều cho rằng, trong cuộc chạy đua nhằm khôi phục hoàn toàn chuỗi cung ứng thì Việt Nam đang là một điểm sáng tại Đông nam Á với sự thích ứng nhanh chóng trong điều kiện bình thường mới.
Sức nóng lạm phát
Bên cạnh những tín hiệu tích cực, theo nhiều phân tích, lạm phát là vấn đề cần được theo dõi sát sao trong thời gian tới.
Dù chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân 10 tháng dừng ở con số 1,81% nhưng chỉ sau 1 tháng nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới, giá cả nhiều loại hàng hóa đã neo ở mức cao. Đơn cử như giá xăng tăng lên gần 25.000 đồng/lít xăng RON 95 hay nhiều loại rau xanh đã gấp đôi so với cách đây 1 vài tháng…
Giá cả hàng hóa tiêu dùng có xu hướng tăng như vậy khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Với các doanh nghiệp, chi phí nguyên liệu đầu vào hay logistics đang tăng rất nhanh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chính vì thế mà áp lực lạm phát của nền kinh tế trong thời gian tới đây là rất lớn. Nguồn cung tiền tăng dự kiến đến từ kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế xã hội bắt đầu từ năm sau, nên áp lực này lại càng lớn hơn bao giờ hết.
Giá xăng, dầu tăng đang gây áp lực tăng giá hàng hoá
Một số chuyên gia kinh tế đã phân tích, các gói hỗ trợ, hồi phục kinh tế thông qua tăng cung tiền trong thời gian tới là rất cần thiết song phải tính toán liều lượng hợp lý để tránh hệ quả xấu.
Trên tờ Tuổi Trẻ, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, việc hỗ trợ lãi suất cho các Doanh nghiệp hiện nay chỉ có ý nghĩa khi kiểm soát được lạm phát tốt để lãi suất thị trường không tăng.
Theo ông Ngân, hiện kinh tế vĩ mô đang ở thời điểm ổn định, nên rất cần sự phối kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để làm sao kéo giảm, ít ra là giữ được lãi suất, không nên để mặt bằng lãi suất lên. Đây là một thách thức trong điều hành hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo