Dệt may hướng đến bền vững chuỗi cung ứng cho mục tiêu 43 tỷ USD
Nam Định: Điện thoại giá rẻ "cháy hàng" / Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc năm 2021 ước đạt 1 tỷ USD, giảm 26%
Ảnh minh họa.
Mặc dù trong quý 3 năm nay, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của ngành, tuy nhiên đến nay, kim ngạch xuất khẩu vẫn ghi nhận mức tăng 13% so với năm ngoái.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo công bố Cotton Day 2021- sự kiện thường niên do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) tổ chức.
10 tháng đầu năm - ngành dệt may ghi nhận giá trị xuất khẩu đạt 32 tỷ USD và dự báo cuối năm nay có thể đạt được kim ngạch ở mức 38,5 tỷ USD. Vitas cho rằng, chính quá trình chuyển đổi của ngành trong những năm quá, tăng cường liên kết đã tạo ra kết quả này.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết: "Chính liên kết chuỗi tạo ra sự chia sẻ từ kéo sợi, dệt nhuộm và may. Người lao động đã quay trở lại làm việc ở các nhà máy 92-93%. Tôi cho rằng đó là phát triển bền vững của dệt may. Khi có hỗ trợ chia sẻ, trong này có hỗ trợ chia sẻ của Nhà nước".
Hiện thực hóa mục tiêu 43 tỷ USD của năm sau, VITAS đưa ra giải pháp: bắt kịp xu hướng tiêu dùng, tập trung vào các thị trường quan trọng như Mỹ, thị trường khối CPTPP và EVFTA. Để tiếp tục tận dụng lợi thế từ các thị trường này, việc sử dụng bông và nguyên liệu đầu vào minh bạch phải tiếp tục đẩy mạnh. Điều này không chỉ giải quyết mục tiêu xuất khẩu mà còn là nền tảng phát triển bền vững của ngành dệt may
Ông Võ Mạnh Hùng, đại diện Hiệp hội Bông Mỹ tại Việt Nam, nói: "1 năm, nhãn hàng thời trang, ví dụ như H&M phải giảm thiểu bao nhiêu % tác hại môi trường. Tất cả những điều đó đều được luật hóa, lượng hóa bởi các nhãn hàng. Bởi vậy đến năm 2025, tất cả các nhãn hàng đã chuyển qua sử dụng bông bền vững mà các doanh nghiệp Việt Nam không kịp đi theo, tôi nghĩ đó gọi là mất lợi thế cạnh tranh".
Cotton Day năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 1/12 theo hình thức trực tuyến, trong đó nhấn mạnh đến việc cung cấp các giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam thích nghi với nhu cầu thị trường của giai đoạn hậu COVID-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo