10 bộ, ngành cam kết hoàn thành giải ngân vốn ODA sau khi điều chỉnh
Khan hiếm quỹ đất, nhà đầu tư tràn về các tỉnh / Việt Nam có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong ASEAN
Theo tổng hợp và đánh giá của Bộ Tài chính, trong thời gian qua, phần lớn các bộ ngành đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt trong thúc đẩy giải ngân. Do đó, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài trong tháng 9 đạt hơn 4.300 tỷ đồng, tăng gần 560 tỷ đồng so với tháng 8 trước đó, (tăng hơn 3% so với tỷ lệ giải ngân trên kế hoạch vốn được giao đã ghi nhận trong tháng 8). Cùng với đó, trong 9 tháng qua, các bộ, ngành cũng đã tập trung giải ngân phần vốn được kéo dài, chuyển nguồn... trị giá 2.671 tỷ đồng.
Đến nay, Bộ Tài chính đã ghi nhận 10 trong số 12 bộ ngành (trừ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Quốc gia Hà Nội) cam kết hoàn thành giải ngân năm nay, sau khi điều chỉnh giảm kế hoạch vốn, trong đó, tổng số đề nghị cắt giảm kế hoạch vốn của các bộ ngành được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định, là hơn 4.700 tỷ đồng.
Các bộ ngành đề nghị cắt giảm hơn 4.700 tỷ đồng vốn ODA.
Đại diện Bộ Tài chính khẳng định trong thời gian tới, tiếp tục coi giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay ODA và vay ưu đãi khác, là nhiệm vụ trọng tâm và sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan chủ quản trong các vấn đề liên quan đến đàm phán, ký kết, đồng thời, tiếp tục rà soát đẩy nhanh tiến độ các công tác liên quan đến giải ngân và trao đổi với nhà tài trợ các vấn đề phát sinh trong quá trình giải ngân, tìm giải pháp xử lý tốt nhất.
Về số kế hoạch vốn 2020 đã được đề nghị cắt giảm, điều chuyển cho các bộ, địa phương khác, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành xác định rõ cắt giảm của dự án nào, dự án nào không thể giải ngân được trong năm 2020, dự án nào chỉ giải ngân được một phần... để bổ sung kế hoạch vốn bố trí cho dự án đó ngay vào kế hoạch vốn đầu tư của năm 2021.
End of content
Không có tin nào tiếp theo