Thị trường

Áp lực từ thị trường quốc tế khó làm tỷ giá trong nước biến động mạnh

Những yếu tố bất định từ thế giới có thể gây áp lực lên tỷ giá trong gần 3 tháng cuối năm, nhưng khó làm tỷ giá trong nước biến động mạnh do dự trữ ngoại hối ngày càng tăng, cung cầu ngoại tệ thuận lợi.

Xuất khẩu cua ghẹ thu về hơn 107 triệu USD / Kinh tế Việt Nam dự báo bật tăng mạnh vào năm 2021

8-10-Ty-gia-6330-1602149522.jpg

NHNN tiếp tụcduy trì sự ổn định của tỷ giá để tạo lập khuôn khổ vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế bền vững sau dịch.

Thông điệp mới nhất của Ngân hàng Nhà nước khẳng định từ nay đến cuối năm tỷ giámua/bán ngoại tệ can thiệp thị trường linh hoạt nhằm ổn định tỷ giá, không để bị động trước diễn biến quốc tế và phù hợp với cân đối vĩ mô.

Tỷ giá ổn định trước "sóng gió" bên ngoài

Theo ghi nhận của phóng viên Thời báo Kinh Doanh, tại các ngân hàng thương mại, hai tháng qua, dù tỷ giá USD so với đồng nội tệ trên thế giới liên tục biến động tăng/giảm trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy thoái, chính sách điều hành tiền tệ nhiều quốc gia thay đổi, nhưng tỷ giá VND so với USD luôn ổn định.

Tại Vietcombank, giá bán USD gần hai tháng qua chốt chặn ở mức 23.270- 23.280 đồng/USD. Còn giá mua USD ở mức 23.060-23.070 đồng/USD. Còn tại Eximbank, giá bán USD còn thấp hơn, ở mức 23.250 - 23.270 đồng/USD, mua vào 23.080 – 23.100 đồng/USD.

Thực tế, từ đầu năm đến nay tỷ giá có giai đoạn căng thẳng đột ngột vào cuối tháng 3. Từ mức đỉnh 23.650 đồng/USD, tuy nhiên, đến cuối tháng 6 tỷ giá giảm nhanh chóng và dao động ở mức 23.200 đồng/USD. Trên thị trường tự do, tỷ giá giao dịch cũng hạ nhiệt về mức 23.190- 23.220 đồng/USD, qua đó thu hẹp mặt bằng giá giữa 2 thị trường trở về mức tương đương. Và xu hướng ổn định được kéo dài đến nay.

 

Chia sẻ với Thời báo Kinh Doanh, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV nói: “Yếu tố căn bản đã tạo nên bước giảm "ngoạn mục" của tỷ giá trong quý II đến từ chính nền tảng cân đối cung - cầu ổn định và tâm lý vững vàng của thị trường trong nước”.

Cụ thể, việc găm giữ, đầu cơ ngoại tệ không còn xảy ra như trước đây vì giữ USD không có lời trong khi các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán hấp dẫn hơn. Ngoài ra, dự báo lạm phát năm 2020 chỉ 3,5-3,8%.

Mặt khác, Việt Nam từ lâu không còn cho phép nhập vàng và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng siết chặt việc sản xuất vàng miếng SJC. Do vậy đợt sốt giá vàng vừa qua không xảy ra tình trạng gom USD nhập vàng rồi "biến thành" vàng miếng SJC như trước. Nhờ đó tỷ giá hầu như không bị tác động gì từ đợt biến động giá vàng.

Bên cạnh đó, 9 tháng đầu năm Việt Nam xuất siêu đạt gần 17 tỷ USD. Cùng với đó số vốn giải ngân đầu tư FDI đạt 13,76 tỷ USD; hoạt động mua bán, tăng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài diễn ra khá sôi động, tiêu biểu như giao dịch mua bán vốn của Vinhomes (ước tính khoảng 650 triệu USD). Những con số này góp phần bổ sung tích cực cho nguồn cung ngoại tệ trong nước.

USD tăng tối đa 0,5-1% so với VND

 

Dự báo biến động tỷ giá trong năm nay, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, tỷ giá sẽ tăng do đồng USD đang phục hồi giá trị trở lại nhờ dịch bệnh đang kiểm soát tốt hơn, khả phục hồi kinh tế Mỹ bắt đầu sáng hơn qua những chỉ số về sản xuất, tiêu dùng, việc làm. Đồng thời tình hình chính trị của Mỹ cũng khả quan. Những yếu tố trên giúp đồng USD tăng giá, khiến VND mất giá nhẹ.

Tuy nhiên điều này không đáng lo vì hiện nay VND gần như không thay đổi so với đồng USD, chỉ giảm có khoảng 0,03%. VND tiếp tục duy trì đà ổn định vì quan hệ cung - cầu đang được bảo đảm.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế Mỹ và giá đô la có thể tăng lên nhưng ở mức chậm hơn so với giai đoạn trước đây nhưng không có biến cố lớn về tỷ giá.

“Tỷ giá USD so với VND từ nay đến cuối năm có thể tăng nhẹ 0,5-1% nằm trong phạm vi kiểm soát của NHNN nhờ với lượng dự trữ ngoại hối tương đối lớn trên 90 tỷ USD và có thể đạt 100 USD vào cuối năm”, ông Lực dự báo.

Trước lo ngại dự trữ ngoại hối Việt Nam tăng cao sẽ đối mặt với rủi ro thao túng tiền tệ, ông Lực nhấn mạnh không nên qua lo lắng vì Việt Nam không can thiệp thị trường ngoại hối nhiều trong thời gian.

 

Theo chuyên gia này, tỷ giá ổn định về cơ bản do thị trường, quan hệ cung –cầu chứ không phải do NHNN chủ ý kiểm soát tỷ giá chặt chẽ như vậy. Trong 4 năm qua Việt Nam đã điều hành cơ chế tỷ giá trung tâm và đa dạng hoá rổ tiền tệ. Chính vì vậy mức độ rủi ro và biến động ít hơn.

Ông cũng cho rằng, việc Mỹ băn khoăn Việt Nam hơi mua nhiều ngoại tệ, nhưng điều này là cần thiết vì cho dù dự trữ ngoại hối đến nay là 90 tỷ USD cũng chỉ tương đương với 4,5 tháng nhập khẩu, đây là mức thấp so với khu vực là khoảng 8-10 tháng nhập khẩu.

“Theo khuyến nghị của IMF Việt Nam cần tiếp tục củng cố ngoại hối trong bối cảnh thị trường quốc tế rất nhiều rủi ro. Đây là điều hết sức bình thương với nền kinh tế.

Mới đây, trong buổi họp báo thông báo kết quả Hội nghị chung, Thống đốc Ngân hàng Trung ương và Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 6 và các hội nghị liên quan, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng chia sẻ thêm về chính sách điều hành tỷ giá, ngoại hối sau dịch Covid-19, người đứng đầu NHNN cho biết: Mục tiêu xuyên suốt trong điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có điều hành tỷ giá của NHNN là kiểm soát lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ, mô tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững trong trung và dài hạn.

“NHNN chưa và sẽ không bao giờ sử dụng công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng trong giao dịch thương mại và quốc tế. Quan điểm đó sẽ tiếp tục được NHNN điều hành thời gian tới bao gồm duy trì sự ổn định của tỷ giá để tạo lập khuôn khổ vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế bền vững sau dịch”, Thống đốc khẳng định.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm