Việt Nam có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong ASEAN
Giá vàng hôm nay (11/10): Cuối tuần “lên dốc”, dự báo đà tăng vẫn duy trì / Bảng giá xăng, dầu trong nước ngày 11/10
Công nhân may trong giờ làm việc. (Ảnh: Dân trí)
Theo đánh giá của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế dựa nhiều hơn vào gia tăng năng suất lao động, là điểm nổi bật nhất của thay đổi cách thức hay chất lượng tăng trưởng trong giai đoạn này.
Cũng trong báo cáo này, năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019 tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong ASEAN.
Năm 2019, năng suất lao động Việt Nam theo giá hiện hành đạt 110,5 triệu đồng/lao động (tương đương 4.792 USD/lao động), theo giá so sánh (2010) tăng 6,28%, giúp duy trì mức tăng năng suất lao động toàn xã hội bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 5,8%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,3%/năm của giai đoạn 2011 - 2015, đạt mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/ 02/ 2017 của Chính phủ (tăng trên 5,5%).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng tăng trưởng kinh tế dựa nhiều hơn vào gia tăng năng suất lao động. Đây là điểm nổi bật nhất của thay đổi cách thức hay chất lượng tăng trưởng trong giai đoạn 2016 - 2020.
Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019 tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm. (Ảnh minh họa: Dân trí)
Báo cáo nêu, năng suất lao động giai đoạn 2016 - 2020 ước tính tăng 26,2%; trong đó, năng suất lao động nội ngành tăng 16,6%; năng suất do chuyển dịch cơ cấu ngành tăng 9,4% và năng suất do chuyển dịch lao động tăng 0,2% .
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân chủ yếu khiến năng suất lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2019 vẫn còn thấp là do quy mô nền kinh tế Việt Nam nhỏ, quá trình chuyển dịch kinh tế còn chậm. Ngoài ra, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nhưng còn chậm; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực hạn chế; khu vực doanh nghiệp chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng năng suất lao động.
Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chưa được như mong muốn, việc phân bổ nguồn lực của các doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh