Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm: Việt Nam có nhiều cơ hội
Cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang thị trường Hàn Quốc / Doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép nếu không xuất khẩu gạo
Ông Nguyễn Quang Hòa- Giám đốc của Dương Vũ Rice cho biết, Ấn Độ vừa ban hành quy định cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với các loại gạo xuất khẩu từ ngày 9/9.
Cụ thể, cùng với cấm xuất khẩu tấm, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành thông báo số 49/2022-Customs về việc áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại thóc, gạo (từ 9/9) đối với các sản phẩm như: Thóc (HS 100610), gạo lứt (HS 10620) và các loại gạo khác trừ gạo đồ, gạo basmati (HS 10063090).
Ông Nguyễn Thái Bình- Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cũng cho biết, Ấn Độ xuất khẩu gạo tới hơn 150 quốc gia, nên bất kỳ sự giảm sút số lượng gạo xuất khẩu từ quốc gia này sẽ làm tăng áp lực lên giá lương thực vốn đang có xu hướng tăng trên thế giới do hạn hán, sóng nhiệt và ảnh hưởng của xung đột chính trị Nga - Ukraina.
Tuy nhiên, sự sụt giảm số lượng gạo xuất khẩu từ Ấn Độ sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam tăng xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới và tăng giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới.
Ấn Độ cấm xuất khẩu tấm, chắc chắn thị trường gạo trên thế giới sẽ bị tác động, các đối tác sẽ phải tìm kiếm các nguồn hàng khác để bù đắp lượng thiếu hụt khá lớn từ gạo Ấn Độ.
Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tạm ngừng giao dịch để chờ đợi biến động của thị trường, kỳ vọng giá gạo trong thời gian tới sẽ vào đợt tăng mới do nguồn cung giảm.
Còn theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo dự báo sẽ tạo hiệu ứng đẩy giá gạo toàn cầu tăng cao.
Đồng thời, việc cấm xuất khẩu gạo tấm (nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi) sẽ đẩy giá thức săn chăn nuôi tăng lên, đặc biệt tại thị trường nhập khẩu chính loại sản phẩm này là Trung Quốc (nhập 1,1 triệu tấn năm 2021).
Năm 2021, Ấn Độ đã xuất khẩu 21,5 triệu tấn gạo, nhiều hơn tổng số gạo của 4 nước xuất khẩu lớn gồm Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cộng lại. Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng với các đối tác Ấn Độ cần nhanh chóng liên hệ với người bán để kiểm tra tình trạng giao hàng và đàm phán lại hợp đồng với những lô hàng chưa xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam