Doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép nếu không xuất khẩu gạo
Nhiều thông tư về thuế sẽ bị bãi bỏ vào đầu năm 2022 / Thương mại Việt Nam - Ấn Độ có thể đạt mục tiêu 15 tỷ USD trong năm 2022
Nội dung trên được nêu trong dự thảo sửa đổi Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến.
Việc siết chặt hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo này xuất phát từ thực tế từ tháng 12/2019 đến nay, có 39 trên 205 thương nhân được cấp giấy phép, nhưng không thực hiện hoạt động này.
Bộ Công thương đề xuất sửa đổi quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)
"Nhiều thương nhân được cấp Giấy chứng nhận nhưng không có thị trường, không có khả năng, năng lực xuất khẩu, cùng với ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên đã không thể xuất khẩu trong gần 2 năm", Bộ Công Thương đánh giá.
Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ ra Nghị định 107 không quy định sức chứa kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo và công suất tối thiểu của cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo; dẫn tới không đảm bảo công bằng, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh.
Sau 3 năm thực hiện Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương nhận thấy đã phát sinh kẽ hở trong ủy thác xuất khẩu. Do đó, cơ quan này đề xuất tới đây chỉ thương nhân được cấp giấy chứng nhận và thực hiện xuất khẩu gạo được nhận ủy thác.
Thương nhân không kê khai, báo cáo số liệu, thống kê hợp đồng xuất khẩu gạo và thực hiện hợp đồng có thể sẽ bị áp dụng chế tài như dừng làm thủ tục hải quan với lô xuất khẩu gạo.
Theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu gạo hiện nay đã khác với nhiều năm trước, nên một số quy định tại Nghị định 107 đã không còn phù hợp. Bộ Công Thương đề xuất bổ sung 2 tiêu chí kho chứa và công suất nhà máy xay xát, chế biến nhằm mục tiêu chuẩn hóa việc đầu tư cơ sở hạ tầng đầu vào để đảm bảo đồng bộ hóa về năng lực chế biến của ngành.
Cũng ở lần sửa đổi này, Bộ đề xuất thu hồi giấy phép thương nhân không xuất khẩu liên tục (bản dự thảo hiện chưa đề cập chính xác thời gian); hoặc thay đổi nội dung trên giấy phép quá 3 tháng nhưng không đề nghị điều chỉnh.
Năm 2021, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo. Trong tháng 11, giá xuất khẩu gạo tăng 7% so với cùng kỳ, đạt 527,28 USD một tấn, trong khi tại thị trường trong nước, giá lúa gạo vẫn giữ ổn định.
Sau 11 tháng, lượng gạo xuất khẩu đạt 5,7 triệu tấn, thu về 3 tỷ USD, tăng 0,8% về khối lượng và 7,3% giá trị so với cùng kỳ 2020. Từ nay tới Tết Nguyên đán được coi là "thấp điểm" nên việc xuất khẩu gạo sẽ chậm lại. Nhiều dự báo mục tiêu xuất khẩu 6,5 triệu tấn năm 2011 sẽ khó đạt. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,3 triệu tấn trong năm 2022.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam