Ba lý do để nắm giữ vàng
Mở rộng thị trường Á - Phi: Doanh nghiệp cần thu hút đầu tư chế biến chuyên sâu / Doanh nghiệp ngày càng khó bắt kịp xu hướng tiêu dùng khách hàng
Theo dữ liệu mới nhất do Hội đồng Vàng Thế giới công bố ngày 18/6, hơn 4/5 số người tham gia khảo sát của Ngân hàng trung ương cho biết họ kỳ vọng các nhà quản lý sẽ tiếp tục tăng lượng vàng dự trữ trong 12 tháng tới. Đây là mức cao nhất được ghi nhận kể từ khi bắt đầu tiến hành cuộc khảo sát hàng năm.
Cuộc khảo sát Dự trữ vàng của Ngân hàng Trung ương (CBGR) năm 2024 đã thu thập dữ liệu từ 70 ngân hàng trung ương trên thế giới, kết quả cho thấy gần 30% các ngân hàng trung ương có kế hoạch tăng lượng vàng dự trữ trong năm tới. Mặc dù giá vàng đạt mức cao kỷ lục vào năm 2024 và khối ngân hàng trung ương liên tiếp mua vào trong hai năm qua, vàng vẫn được xem là tài sản dự trữ được ưa chuộng của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
Theo báo cáo, các nhà quản lý dự trữ cho biết họ tìm đến vàng để giảm thiểu rủi ro và đối phó với những bất ổn chính trị và kinh tế trong tương lai trên toàn cầu. Mặc dù 7/10 nhà quản lý (chiếm 71%) vẫn xem tính kế thừa của vàng như một lý do để nắm giữ nhưng năm nay đã có những lý do khác chiếm ưu thế hơn. Ba lý do hàng đầu để nắm giữ vàng hiện nay gồm giá trị trong dài hạn của vàng (chiếm 88%), hiệu suất trong thời kỳ khủng hoảng (chiếm 82%) và vai trò của vàng như một công cụ hiệu quả giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư (chiếm 76%).
Các ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi (EMDE) duy trì triển vọng tích cực về tỷ trọng tương lai của vàng trong danh mục dự trữ.
Đáng chú ý, quan điểm này nhận được sự đồng tình của các ngân hàng trung ương có nền kinh tế phát triển hiện có cái nhìn tích cực hơn về vàng: Hơn một nửa (57%) nhóm ngân hàng này cho biết vàng sẽ chiếm tỷ trọng dự trữ cao hơn trong 5 năm tới, tăng đáng kể so với năm 2023 (khi 38% số người được hỏi có cùng quan điểm).
Các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển cũng trở nên bi quan hơn trong việc đánh giá về tỷ trọng của đồng đô la Mỹ trong dự trữ toàn cầu, dù quan điểm này thường phổ biến hơn ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi. Hơn một nửa (56%) người đại diện cho các nền kinh tế phát triển tin rằng tỷ trọng của đồng đô la Mỹ trong dự trữ toàn cầu sẽ giảm (tăng 10 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước), trong khi 64% người đại diện cho EMDE có cùng quan điểm.
Ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc Ngân hàng Trung ương Toàn cầu tại Hội đồng Vàng Thế giới cho biết: “Áp lực thị trường bất thường, sự bất ổn kinh tế chưa từng có và những biến động chính trị trên khắp thế giới đã khiến vàng luôn nằm trong tâm trí của các ngân hàng trung ương. Phần nhiều trong số các tổ chức này đã nhận thức rõ hơn về giá trị của vàng như một cách để quản lý rủi ro và đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Điều đáng chú ý là mặc dù nhu cầu cao kỷ lục được ghi nhận từ các ngân hàng trung ương trong hai năm qua cùng với giá vàng tiếp tục leo thang, nhiều nhà quản lý dự trữ vẫn duy trì sự hào hứng với vàng. Trong khi những yếu tố ảnh hưởng như giá cả có thể tạm thời làm chậm hoạt động mua vào trong thời gian tới thì xu hướng rộng hơn vẫn tồn tại khi các nhà quản lý nhận ra vai trò của vàng như một tài sản chiến lược trong bối cảnh bất ổn đang diễn ra".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mắc nhiều vi phạm trong đợt huy động vốn, CIENCO4 C4G bị phạt gần 700 triệu đồng
Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu
Giá heo hơi ngày 2/11/2024: Tăng, giảm trái chiều tại miền Bắc và miền Nam
Giá ngoại tệ ngày 2/11/2024: USD tăng lên mốc 104,32 điểm
CEO Adsota gợi ý 'chìa khóa' giúp các chiến dịch marketing du lịch thành công
Giá nông sản ngày 2/11/2024: Vì sao cà phê và hồ tiêu đồng loạt giảm giá?