Bắc Giang: Thu hàng trăm triệu đồng từ trồng rau củ sạch
Tiền Giang: Làm giàu từ thanh long / Thanh Hóa: Cho lợn rừng ăn 'chè khổng lồ', lãi 300 triệu đồng mỗi năm
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thuần nông, quanh năm bám ruộng vườn, trông vào cây lúa đủ ăn là may, khó khấm khá lên được. Vậy là ngay khi địa phương có chủ trương dồn điền đổi thửa, ông Thực dồn đổi được hơn 5 nghìn m2 đất nông nghiệp ở cánh đồng gần nhà.
Ngoài được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, học hỏi thêm qua sách báo, ông Thực đi tham quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình tương tự trong và ngoài huyện. Vụ đầu canh tác 100% diện tích su hào, ông hòa vốn. Từ đó, ông rút ra kinh nghiệm canh tác cho những vụ sau. Cụ thể, su hào là cây trồng không ưa nước nên thường xuyên để chân ruộng khô ráo.
Năm 2017, ông làm thủ tục vay ngân hàng, cộng với nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện và số tiền tích lũy được của gia đình đầu tư 1,6 tỷ đồng xây dựng nhà lưới trồng rau củ sạch. Ông chia sẻ: “Nhiều năm canh tác theo phương pháp truyền thống, tôi thấy công sức bỏ ra nhiều nhưng thu nhập thì thấp. Hơn nữa phụ thuộc nhiều vào thời tiết, có khi sắp thu hoạch nhưng chỉ một trận mưa hay rét là rau màu hỏng hết. Trong một lần tình cờ xem được chương trình về nông nghiệp của Israel bằng mô hình nhà lưới, sản xuất theo hướng công nghệ cao, thấy phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương nên tôi áp dụng".
Ông Nguyễn Văn Thực thu hoạch su hào.
Trong quá trình chăm sóc chú ý tăng lượng lân và kali, giảm lượng đạm, nhất là giai đoạn sắp thu hoạch để tránh nứt củ, giúp mã đẹp. Với cách làm này, 5 nghìn m2 nhà màng sản xuất theo phương pháp công nghệ cao giúp ông có thể trồng quanh năm, lúc trái vụ khách mua đến tận đầu bờ với giá cao. Ngoài su hào, ông luân canh gối vụ nhiều loại rau ăn lá khác như: Cải xanh, dền, mồng tơi, muống... nên được thu hoạch quanh năm.
Để sản xuất theo mô hình công nghệ cao, bảo đảm sản phẩm thu hoạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, ngoài nhà lưới, ông Thực mới đầu tư xây dựng hệ thống giàn tưới tự động. Đồng thời, luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác, từ khâu chọn giống, làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Trung bình mỗi năm, trừ chi phí, mô hình của gia đình ông Thực thu lãi gần 300 triệu đồng.
Ngoài duy trì chất lượng sản phẩm, để mô hình ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao, ông Thực cho biết, thời gian tới không chỉ bán cho các tiểu thương đến thu mua mà sẽ kết nối với các trường học, doanh nghiệp trên địa bàn giúp ổn định đầu ra. “Sắp tới, nếu dự định mở rộng quy mô của tôi thành hiện thực thì hy vọng có thể giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, nhất là vào vụ thu hoạch”, ông Thực nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo