Thị trường

Thái Bình: Hiệu quả mô hình trồng dưa trong nhà lưới

Mạnh dạn vay vốn, đầu tư sản xuất nông nghiệp theo công nghệ của Israel nên đến nay mô hình trồng dưa trong nhà lưới của chị Trần Thị Nhàn, thôn Phú Vật, xã Tiến Đức (Hưng Hà) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những dãy nhà lưới trồng dưa được chị đầu tư bài bản, khoa học, giúp cây trồng phát triển tốt, cho thu nhập cao.

Hà Giang: Phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao ở Na Khê / Thái Nguyên: Nuôi ba ba sắm xe hơi, xây nhà lầu

Xuất thân là con nhà nông đầu tắt, mặt tối với ruộng đồng nên từ lâu chị Trần Thị Nhàn đã ấp ủ ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Khó khăn lớn nhất chị Nhàn gặp phải khi quyết định đầu tư nhà lưới để trồng dưa là số vốn đầu tư cao, hơn 110 triệu đồng/sào, nhưng với quyết tâm của mình chị đã dành hết số tiền hơn 700 triệu đồng dành dụm để làm 7 sào dưa đầu tiên. Vụ dưa đầu tiên, rồi vụ dưa thứ 2 có lãi, chị quyết định mở rộng diện tích trồng dưa trong nhà lưới lên hơn 11 sào với tổng số vốn đầu tư hiện nay hơn 1,2 tỷ đồng.

Mô hình trồng dưa trong nhà lưới thu về gần 11 tấn/năm.

Mô hình trồng dưa trong nhà lưới thu về gần 11 tấn/năm.

Chị Nhàn cho biết: Sau khi tham quan mô hình ở các tỉnh Hải Dương, Hà Nội, tôi càng tin tưởng vào quyết định đầu tư trồng dưa trong nhà lưới của bản thân. Sau khi thu hoạch, thấy được hiệu quả kinh tế cao nên gia đình tôi vui lắm. Sản phẩm rất dễ bán và được siêu thị thu mua tận nơi, gia đình tôi chỉ việc bỏ công chăm sóc. Làm nhà lưới giúp cây dưa sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh, lại gần nguồn nước nên rất thuận lợi. Tôi chỉ mong các cấp chính quyền tạo điều kiện để tôi có thể thuê thêm đất, nhân lực mở rộng sản xuất, đáp ứng được nhu cầu và số lượng ngày càng cao của khách hàng.

Tham quan mô hình của chị Nhàn, chúng tôi thấy những bông hoa vàng xen lẫn màu xanh của lá, những trái dưa căng mọng đang chờ đến độ thu hoạch ẩn mình sau mỗi tán lá xanh. Để mỗi trái dưa bảo đảm yêu cầu về độ ngọt theo đúng nhu cầu của khách hàng, chị Nhàn thiết kế mỗi sào ruộng kẻ từ 4 đến 5 luống dưa; luống cách luống là 1,5m; mỗi luống trồng từ 200 đến 250 bầu dưa; mỗi bầu dưa cách nhau 25cm. Mỗi năm, chị Nhàn mua gần 15 tấn phân bò để sử dụng làm nguồn phân hữu cơ chăm sóc cho cây. Trừ chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình thu về gần 11 tấn dưa thành phẩm, lãi hơn 400 triệu đồng.

a

Chị Trần Thị Nhàn chia sẻ thêm: Trồng dưa trong nhà lưới có tác dụng giảm thiểu các tác động của thời tiết đối với cây trồng, ngăn sâu bọ phá hoại cây. Trồng dưa theo công nghệ này không cần dùng đất mà dùng giá thể, tức là hỗn hợp xơ dừa, vỏ lạc để thay thế đất. Cây được cung cấp dinh dưỡng bằng dung dịch thủy canh với thành phần chính là phân hữu cơ vi sinh pha với nước theo tỷ lệ nhất định để cung cấp dinh dưỡng cho cây qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Giá thể trồng dưa gồm xơ dừa và phân bò được ủ cho hoai mục và trộn đều với nhau theo tỷ lệ.

 

Riêng phân bò khi gia đình tôi thu mua cần ủ cho hoai mục và xử lý bằng men vi sinh, sau đó phơi khô để loại bỏ nấm mốc và sâu bệnh trước khi trộn với xơ dừa. Thời kỳ cây ra hoa cần tiến hành thụ phấn cho cây, có thể làm bằng phương pháp thủ công cho đến khi ra quả; để quả có chất lượng tốt thì nên để mỗi cây từ 1 đến 2 quả, mỗi quả cách đất từ 60 đến 70cm. Khi thấy trái dưa có da đồng đều, màu sắc đẹp, không loang lổ, không bị sâu và không có sẹo là trái dưa đó đạt chất lượng và có thể thu hoạch được.

Chị Trần Thị Nhàn thường xuyên kiểm tra chất lượng dưa.

Chị Trần Thị Nhàn thường xuyên kiểm tra chất lượng dưa.

Chị Từ Thị Ngoan, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiến Đức đánh giá: Mô hình của hội viên nông dân Trần Thị Nhàn là một trong những mô hình tiêu biểu, mạnh dạn phát triển kinh tế, dám nghĩ, dám làm, đầu tư một số tiền lớn để làm nông nghiệp. Bản thân chị Nhàn không chỉ tạo việc làm cho 6 lao động địa phương với thu nhập 120.000đồng/ngày mà còn tạo điều kiện giúp hội viên nông dân tham quan mô hình, học tập kinh nghiệm, giúp đỡ hội viên làm giàu.

 

a

Thời gian tới, Hội Nông dân xã Tiến Đức sẽ phối hợp tổ chức để hội viên nông dân các địa phương khác tham quan, học tập kinh nghiệm trồng dưa trong nhà lưới của chị Nhàn; đồng thời có thêm nhiều hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, giúp hội viên yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm